Lợn hung

Lợn hung hay còn gọi là lợn hung Sìn Hồ là một giống lợn nuôi bản địa của Việt Nam được nuôi giữ tại một số khu vực của miền núi phía Bắc, lợn hung Sìn Hồ tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao. Tên gọi lợn hung vì đây là giống lợn có bộ lông màu hung đỏ[1], những con Lợn này bề ngoài có màu lông hung, nâu và chúng thuộc nhóm lợn miền núi[2]. Giống lợn này được Chính phủ Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi quý hiếm thuộc nhóm loài nguy cấp cần được bảo tồn[3]. Đây là giống lợn đặc hữu của vùng núi phía Bắc Việt Nam và có nguy cơ mai một, tuyệt chủng.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn hung được coi là giống lợn bản địa của huyện Bắc Mê[1], nhưng nguyên bản giống lợn hung chỉ còn ở hai bản là Ngài ChồPa Phang 1 vì đây là những bản xa, giao thông đi lại khó nên các nhà hàng đến tìm mua cũng ít. Cả bản Sèo Lèng 1 hiện nay chỉ còn 8 cá thể lợn hung[4]. Về mặt di truyền chúng giống nhau với nhóm lợn đen miền núi mặc dù khác nhau khá lớn về hai đặc điểm trên là màu lông và tỉ lệ nạc. Trong quần thể lợn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), lợn Khùa (Quảng Bình) cũng có loại lợn này. Trong tổng số 1.418 con lợn bản địa (lợn đen và lợn đen trắng và lợn hung) tại Hà Giang có 76 con (5%) thuộc loại lợn hung[5].

Giống lợn này đã được Viện Chăn nuôi phát hiện trong một chuyến công tác tại Hà Giang vào năm 2005 khi triển khai Dự án "Đa dạng sinh học", các nhà khoa học đã phát hiện ra một giống lợn mới của đồng bào người Mông, mà sau này được đặt tên là lợn hung. Những nghiên cứu sâu hơn sau đó cho thấy, chúng là một giống mới theo các tiêu chí của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO). Trong tổng số 7.500 con lợn của 1.500 gia đình ở 38 xã của Hà Giang được điều tra thì có đến 3.700 con thuộc giống này[6]. Sau đó, giống lợn hung này còn được tìm thấy rải rác một số khu vực ở tỉnh Quảng Bình (Minh Hóa), Quảng Trị, Mường Xén (Nghệ An)[6] và một số tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung nhiều nhất là ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ứớc tính hiện nay Việt Nam chỉ còn 200 con, trong đó riêng ở Sìn Hồ cũng chỉ còn khoảng 30 con, tập trung ở 2 xã vùng cao là Hồng ThuPhìn Hồ[5].

Kết quả phân tích AND dựa trên sự đa hình của 16 chỉ thị phân tử Microsatellites cho thấy lợn hung nuôi tại Hà Giang là một giống lợn có cấu trúc di truyền khác với các giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang ở Cao Bằng và Lợn lửngPhú Thọ. Từ đó Viện Chăn nuôi có thể kết luận giống lợn Hung là một giống riêng biệt khác xa với giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang và lợn lửng[7][8]. Ngoài ra, nguồn gen quý của giống lợn Hung được thể hiện bởi sức đề kháng, chống chọi với dịch bệnh cao, chất lượng thịt của lợn Hung cũng được đánh giá là ngon, thơm, nhiều protein hơn các giống khác và cho giá trị thương phẩm cao có thể giúp tăng thu nhập trong chăn nuôi cho người nông dân. Tuy nhiên những năm qua, vì không biết về sự quý hiếm của nó, người dân đã lai tạp nhiều thế hệ lợn hung với các giống lợn khác nên đàn lợn hung không còn giữ được bộ gen nguyên chủng[1].

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Viện Chăn nuôi Quốc gia từng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông Sìn Hồ, đi điều tra và phát hiện giống vật nuôi quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi trong vùng lòng hồ thuộc Dự án di dân Tái định cư thủy điện Sơn La. Qua điều tra phát hiện giống lợn hung có tại một số xã vùng thấp như Nậm Cha, Nậm Hăn nhưng tập trung nhiều nhất ở hai xã ở vùng cao là Hồng Thu và Phìn Hồ, thống kê của Trạm Khuyến nông Sìn Hồ năm 2008, tổng số đàn lợn của huyện là 45.551 con, trong đó tỷ lệ lợn hung chiếm khoảng 2%[4][9]. Theo Viện Chăn nuôi, thì trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ còn duy nhất 2 địa phương ở tỉnh là huyện Hoàng Su PhìBắc Mê còn nguồn gen tương đối thuần chủng của giống lợn hung[1].

Kết quả điều tra 200 hộ chăn nuôi tại 02 huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì cho thấy tổng đàn lợn Hung hiện có là 2830 con. Đàn lợn con và lợn choai chiếm tỷ lệ nuôi nhiều nhất (58,84%); tiếp đến là lợn nuôi thịt (24,66%); lợn nái (18,48%) và thấp nhất là lợn đực giống (2,01%). Tập quán chăn nuôi lợn hung của người dân địa phương chủ yếu là bán chăn thả 72,50% và nuôi nhốt 23,50%[7]. Tại bản Seo Lèng 1, một trong 8 hộ được chọn nuôi thí điểm năm 2009 thì được biết hiện nay cả bản chỉ có duy nhất có 01 gia đình là còn giống lợn này nhưng cũng đã bị lai tạp đi rất nhiều[8]. Bản Ngài Chồ (xã Phìn Hồ) thì hiện cả bản chỉ còn 8 cá thể lợn hung.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm nhận biết của giống lợn hung là có mõm dài vừa phải, tai cụp nhưng hơi chếch, lưng võng, bụng thon, chân nhỏ, toàn thân giống lợn này có màu nâu đỏ tới nâu "hung hung", lông màu vàng, hoặc lông màu hung, từ hung nhạt cho đến hung đỏ (màu sắc lông hung đỏ chiếm 47,04% và màu lông hung ánh bạc chiếm 51,8%[7]), có 6 điểm trắng (đốm trắng) tại trán, ở mõm và 4 chân và đuôi, mật độ lông dày và dài, lông bờm đậm, có cá thể lông dựng đứng trông giống như lợn rừng, khối lượng cơ thể trưởng thành có trọng lượng tối đa từ khoảng 70 đến 80kg, sức sản xuất trung bình, ngoại hình thể chất khá đồng nhất[4][5][9][9], lợn trung bình mỗi năm đẻ 1,5 lứa, mỗi lứa 7-8 con[6]. Tuy vậy, đây là giống lợn có năng suất thấp, lợn chậm lớn, trọng lượng không cao, tỷ lệ sinh trung bình rất thấp thậm chí chỉ sáu con/ổ[9], đồng thời, Lợn hung thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và bệnh do ký sinh trùng gây ra[7][8].

Lợn hung có nguồn gốc từ lợn rừng nên mọi tập tính của nó rất tự nhiên, bên cạnh đó được nuôi theo phương thức thức thả rông, thích tự kiếm ăn và ở không cần chuồng trại[4], lợn hung thuộc giống ăn tạp, dễ nuôi, khả năng chống chọi dịch bệnh tốt, không tiêu tốn thức ăn, chuồng trại nuôi đơn giản, chủ yếu nuôi thả rông[5]. Chúng có chất lượng thịt thơm ngon, nhiều đạm, giá trị kinh tế cao[9], thích nghi với tập quán sinh sống ở địa phương, khả năng chống chọi với bệnh tật cao hơn hẳn so với các giống lợn nhà khác[9]. Đây là giống lợn có thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao trên 80%, thịt mỡ ăn giòn, chắc[9], đặc điểm của chúng tỉ lệ nạc cao hơn lợn đen miền núi, theo dân chúng cho biết tỉ lệ nạc ở loại lợn hung này ở Hà Giang cao hơn lợn đen cùng vùng[2]. Giống lợn hung của đồng bào thiểu số thường có độ an toàn cao, thức ăn của lợn hung được lấy từ tự nhiên, nước suối sạch cộng với khí trời trong lành nên chất lượng thịt khá cao[6].

Giống lợn hung Sìn Hồ (Lai Châu) là lợn đặc hữu của bà con dân tộc nơi đây đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng, nguồn gen quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi. Đến nay vẫn chưa có kế hoạch hay nghiên cứu khoa học nào về phương thức chọn lọcnhân giống, cũng như nuôi dưỡng, quản lý lợn hung Sìn Hồ thì việc mai một và tuyệt chủng và nguồn gen quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi. Sau đợt nghiên cứu thí điểm ở Phìn Hồ đến nay, Viện Chăn nuôi quốc gia vẫn chưa có phản hồi gì về việc việc bảo tồn, cũng như kế hoạch phát triển giống lợn quý hiếm này. Hiện cũng không có một số liệu thống kê nào về giống lợn đặc hữu này. Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện Sìn Hồ cũng không có số liệu thống kê nào về giống lợn đặc hữu này.

Mặc dù có chất lượng thịt thơm ngon, giá bán cao, nhưng thực tế để bảo tồn và phát triển giống lợn quý này đến nay vẫn chưa có kế hoạch hay nghiên cứu khoa học nào về phương thức chọn lọc và nhân giống, cũng như nuôi dưỡng, quản lý dẫn đến việc mai một và tuyệt chủng[4], một trong 8 hộ được chọn nuôi thí điểm năm 2009 thì được biết hiện nay cả bản chỉ có duy nhất một gia đình còn giống lợn này nhưng cũng đã bị lai tạp đi rất nhiều. Cần sớm bảo tồn và phát triển giống lợn hung nhằm lưu truyền nguồn gen quý cũng như mở ra hướng khai thác sản xuất hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó hướng tới xây dựng thương hiệu "Lợn hung Sìn Hồ" góp phần tích cực để xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc[9]. Năm 2009, xã đã phổ biến kế hoạch bảo tồn giống lợn này, nhưng rồi sau một thời gian không thấy phản hồi của Viện.

Nguyên nhân mai một do lợn chậm lớn, trọng lượng không cao, tỷ lệ sinh rất thấp, chỉ 6,5 con/ổ. Hiện nay bà con ở địa phương chỉ lai tạo và phát triển giống lợn ỉ, lông mượt, mõm ngắn, dễ ăn và tỷ lệ sinh cao từ 10 đến 15 con/ổ[4]. Đồng thời từ lâu nay, người dân không hề biết giống lợn này là giống lợn quý, với bộ gen hiếm, vì vậy thường cho giao phối, lai tạp với các giống lợn khác nên lợn hung đang bị thoái hóa nguồn gen[1], ngoài ra giá cả của chúng cũng không được cạnh tranh, năm 2010 giá lợn này là 120 000 đồng/kg nhưng lợn đen chỉ là 80.000 đồng/kg, giá cao hơn cũng có thể do hiệu ứng của việc cán bộ bảo tồn nguồn gen tuyên truyền cho việc bảo tồn giống lợn này[2].

Bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hà Giang, trong phạm vi "Dự án Biodiva" lợn này được phát hiện tại Hà Giang, năm 2011 Viện chăn nuôi đã có một đề tài nghiên cứu khai thác giống lợn này tại Hà Giang. Tại Lai Châu cũng đã có một vài bài báo đề nghị bảo tồn loại lợn này tại Sìn Hồ. Tuy nhiên cần nghiên cứu bài bản hơn để khẳng định. Hiện nay đang có một đề tài nghiên cứu về giống lợn này: "Khai thác và phát triển nguồn gen lợn hung tỉnh Hà Giang" do Viện chăn nuôi chủ trì với kinh phí khoảng 2 tỉ[2]. Viện Chăn nuôi đã thực hiện việc điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn hung tại tỉnh Hà Giang và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt[10]. Đã tuyển chọn và xây dựng đàn hạt giống lợn hung với quy mô 40 con. Xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dướng và vệ sinh thú y phòng bệnh cho lợn hung sinh sản và thương phẩm. Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lơn Hung sinh sản với quy mô 30 con/mô hình và 02 mô hình chăn nuôi lợn hung thương phẩm quy mô 100 con/mô hình[7]. Tổ chức tập huấn cho 30 người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi lợn hung sinh sản và thương phẩm[8].

Đứng trước thực trạng số lợn hung ngày càng giảm do lai tạp với các loại giống khác, năm 2009, Viện Chăn nuôi đã kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sìn Hồ triển khai phương án nuôi, bảo tồn tại 2 bản Phìn Hồ và Seo Lèng 1 của xã Phìn Hồ. Với 10 cá thể lợn hung được chọn nghiên cứu thí điểm, trong đó 8 cá thể là lợn cái, 2 cá thể lợn đực được chọn và nuôi ở 8 hộ gia đình thuộc 2 bản Phìn Hồ và Seo Lèng. Sau thời gian thực hiện, 7/8 nái đã phối thành công và khả năng sinh sản như sau: số lượng giống thuần chủng: 49 cá thể; tỷ lệ lông màu đen: 22 cá thể, hung: 27 cá thể. Theo đánh giá của Viện Chăn nuôi quốc gia, Dự án nuôi, bảo tồn giống lợn hung đã thành công đúng với tiến độ cũng như yêu cầu kỹ thuật đề ra[4][9].

Sau khi thí điểm thành công, dựa trên khuyến cáo bảo tồn giống lợn hung của Viện gửi về, Trạm Khuyến nông Sìn Hồ cũng đã hướng dẫn bà con giữ giống đực để phối giống tạo ra dòng thuần chủng. Nhưng do không có kinh phí hỗ trợ nên bà con vẫn nuôi theo hướng tự phát. Vì vậy, giống lợn này hiện bị lai tạp nhiều. Trước mắt, địa phương vẫn chưa có phương án cụ thể nào để bảo tồn hiệu quả giống lợn hung này. Viện đã xây dựng đề cương Bảo tồn và phát triển giống lợn hung tại Sìn Hồ nhưng đến nay vẫn chưa được xét duyệt. Trong thời gian chờ đợi, Viện đã chủ động gửi công văn đề nghị tỉnh Lai Châu và huyện Sìn Hồ ứng trước kinh phí để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của giống lợn hung quý, theo Luật Đa dạng sinh học đã quy định rõ, mọi cấp liên quan phải cùng có trách nhiệm bảo tồn[5].

Năm 2012, Viện Chăn nuôi đã phối hợp cùng Trạm Thú y huyện Bắc Mê lựa chọn một số cá thể lợn hung có bộ gen thuần chủng nhất để hỗ trợ người dân bảo tồn và phát triển giống lợn này. Nhờ đó, đàn lợn hung sinh sản thêm nhiều cá thể mới. Giống lợn hung ở Bắc Mê và bộ gen của nó được cho là quý hiếm và cần bảo tồn, nếu không kịp thời bảo tồn và phát triển, có thể nguồn gen của giống lợn này sẽ biến mất. Viện chăn nuôi đã lựa chọn được 15 cá thể lợn, trong đó 12 lợn nái và 3 lợn đực ở thị trấn Yên Phú có bộ gen gần như nguyên chủng, để hỗ trợ bảo tồn, các cá thể lợn được lựa chọn sẽ được hỗ trợ kinh phí mua thức ăn, thuốc thú y, thuốc tiêu độc khử trùng theo liều lượng được tính toán khoa học của Viện trong vòng 3 năm, mỗi năm 10 tháng. Để thuận tiện cho việc theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của đàn lợn, tất cả các cá thể lợn hung được lựa chọn và được bấm thẻ tai.

Trạm Thú y huyện có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra đàn lợn và hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ gia đình có lợn. Hàng tháng, quý báo cáo tình hình phát triển, động dục và thực hiện giao phối (nếu có) với các cá thể lợn trong phạm vi được hỗ trợ bảo tồn. Đối với các hộ có lợn trong chương trình hỗ trợ được làm các bản cam kết với Trạm Thú y huyện và Viện Chăn nuôi về các điều kiện chuồng trại, thực hiện tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng và cung cấp đủ lượng thức ăn, khẩu phần ăn trong mỗi thời gian, quá trình phát triển của lợn theo yêu cầu của Viện chăn nuôi. Sau 3 năm được sự hỗ trợ bảo tồn từ Viện Chăn nuôi, đàn lợn Hung ở Bắc Mê với nguồn gen gần như nguyên chủng đã tăng lên đáng kể.

Viện Chăn nuôi đã lựa chọn và hỗ trợ cho tổng cộng 25 cá thể lợn hung. Ngoài ra, trong những năm qua, đàn lợn hung đã sinh sản thêm nhiều lứa lợn và các gia đình đã xuất bán, tăng thêm thu nhập để tái đầu tư bảo tồn giống lợn này. Hiện tại thời gian hỗ trợ của Viện Chăn nuôi đã kết thúc, người dân từ trước đến nay thường có nhận thức hỗ trợ thì tập trung phát triển, không hỗ trợ thì thiếu động lực và không quan tâm mà để phát triển tự nhiên, dễ dẫn đến tình trạng đàn lợn phát triển không tốt. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, rất cần được các cấp, ngành nông nghiệp quan tâm, hỗ trợ để bảo tồn giống lợn này ở Bắc Mê[1].

Năm 2011, Viện Chăn nuôi đã tiến thêm một bước nữa trong việc phát triển giống lợn hung, đó là tạo đàn hạt nhân và sinh sản để chuẩn bị cho bước tiếp theo là tạo dựng một giống mới với quy mô lớn hơn, cao hơn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường đang ưa chuộng các giống bản địa. Nếu so với tiêu chuẩn "thịt hữu cơ" mà các nước phát triển đề ra, chắc chắn thịt các loài vật nuôi ở miền núi tiến sát. Với những thế mạnh của lợn hung, huyện Hoàng Su Phì đang tiến tới đưa nhanh giống bản địa này ra thương trường với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn, đồng thời, đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, công tác bảo tồn giống vật nuôi quý này cũng gặp phải những khó khăn. Vì vậy, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã xây dựng đề cương bảo tồn và phát triển giống lợn hung để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[6].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Cần tiếp tục hỗ trợ để bảo tồn nguồn gen quý giống lợn Hung ở Bắc Mê
  2. ^ a b c d Nguồn gen lợn bản địa Việt Nam
  3. ^ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Phụ lục I, Mục 4, STT 3-Giống lợn hung
  4. ^ a b c d e f g Lợn hung Sìn Hồ sắp tuyệt chủng[liên kết hỏng]
  5. ^ a b c d e Sớm bảo tồn giống lợn hung quý
  6. ^ a b c d e Triển vọng từ nuôi lợn hung
  7. ^ a b c d e Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung tỉnh Hà Giang
  8. ^ a b c d Khai thác và phát triển nguồn gen lợn hung tỉnh Hà Giang
  9. ^ a b c d e f g h i Giống lợn hung Sìn Hồ bên bờ vực tuyệt chủng
  10. ^ Quyết định số 811/BNN-KHCN ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Kể từ đầu năm 2024 tới nay, tỉ giá USD/VND đã liên tục phá đỉnh lịch sử và chạm ngưỡng 25.500 VND/USD vào tháng 4
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).