Liên hoan phim quốc tế Toronto

Liên hoan phim quốc tế Toronto
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • English: Toronto International Film Festival
Logo
Trụ sở liên hoan phim tại TIFF Bell Lightbox, mở cửa từ năm 2010.
Địa điểmToronto, Ontario, Canada
Thành lập1976
Số phim tham giaít nhất, 85 (1978); nhiều nhất, 460 (1984)[1]
Ngôn ngữQuốc tế
Trang web chính thức
Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim quốc tế Toronto (Toronto International Film Festival, viết tắt thành TIFF, cách điệu thành tiff.) là một liên hoan phim công khai diễn ra vào tháng 9 hằng năm tại Toronto, Ontario, Canada.

Vào năm 2012, 372 phim từ 72 quốc gia được trình chiếu tại 34 rạp trong khán đài Toronto, thu hút khoảng 400.000 người tham dự, trong đó có hơn 4.000 nhân vật của ngành điện ảnh chuyên nghiệp.[2] TIFF diễn ra từ đêm thứ 5 sau ngày Quốc Khánh (thứ Hai đầu tiên trong tháng 9 tại Canada) và kéo dài trong 11 ngày. Năm 2015 có khoảng 473.000 người tham dự và 1.200 nhà báo.[3]

Được thành lập vào năm 1976,[4] TIFF giờ đây là một trong những sự kiện điện ảnh lớn trên thế giới. Vào năm 1998, Variety gọi TIFF "là nơi thứ hai sau Cannes có hình ảnh, các ngôi sao và hoạt động quảng bá nhộn nhịp nhất." Vào năm 2007, Time cho rằng TIFF đã "trưởng thành từ một liên hoan phim mùa thu gây ảnh hưởng nhất sang một liên hoan phim nổi bật nhất."[5] Thành công này phần lớn do khả năng "dự đoán phim đạt giải Oscar" của TIFF.[6]

Phim nổi bật có lần công chiếu đầu tiên tại Toronto bao gồm Chariots of Fire, The Big Chill, Husbands and Wives, Thirty Two Short Films About Glenn Gould, Downfall, Sideways, Crash, The King's Speech, Moneyball, Silver Linings Playbook, ArgoDallas Buyers Club.

Bối cảnh thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim quốc tế Toronto, ban đầu mang tên "The Festival of Festivals", do William Marshall, Henk van der Kolk và Dusty Cohl sáng lập.[7] Piers Handling là đạo diễn và giám đốc điều hành liên hoan từ năm 1994, trong khi Noah Cowan trở thành đồng đạo diễn vào năm 2004. Vào cuối năm 2007, Cowan trở thành đạo diễn nghệ thuật của TIFF Bell Lightbox, trong khi nhà lập trình lâu năm Cameron Bailey là đồng đạo diễn; tính đến năm 2013, Bailey cũng giữ chức đạo diễn nghệ thuật.[8]

TIFF từng tổ chức tại Yorkville, nhưng chỉ đến khi chương trình diễn ra ở Toronto Entertainment District mới gây được tiếng vang.[9][10] TIFF dựng nơi dành cho truyền thông quốc tế gần nhà hàng và cửa hiệu ảnh và phỏng vấn với các ngôi sao. Vào mùa thu 2010, chương trình mở màn tại TIFF Bell Lightbox,[11] nơi tổ chức thường niên của TIFF ở Entertainment District.[12]

Đến năm 2013, TIFF chủ yếu tập trung vào điện ảnh độc lập và trình chiếu nhiều bộ phim tiêu biểu của điện ảnh quốc gia và đạo diễn riêng lẻ, tiêu điểm của điện ảnh Canada và đa dạng từ các châu lục khác.[cần dẫn nguồn][13]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng vé TIFF tại Manulife Centre vào năm 2006

Thành lập năm 1976,[14] chương trình này ban đầu tập hợp các phim xuất sắc nhất từ những liên hoan phim trên thế giới, với khoảng 35.000 người tham gia.[15][16] Vào năm 1994, chương trình đổi tên thành "Liên hoan phim quốc tế Toronto". Từ năm 1994 đến 2009, tổ chức điều hành được mang tên "Toronto International Film Festival Group" (TIFFG). Từ năm 2009, tổ chức được đổi thành TIFF.[17]

Vào năm 2007, tổ chức thu về lợi nhuận hàng năm khoảng 67 triệu đô-la Canada.[18] Đến năm 2011, số tiền này tăng lên 170 triệu đô-la Canada.[19] Nhiều hãng phim Hollywood chọn công chiếu phim tại Toronto do tính dễ dàng, giá cả phải chăng (khi so sánh với các liên hoan phim châu Âu), tiếp cận đến nhiều đối tượng khán giả và thời gian thuận tiện.[20][21][22][23][24]

Phim đầu tiên được trình chiếu tại trụ sở mới TIFF Bell Lightbox là Trigger của Bruce McDonald. Chương trình triển lãm đầu tiên là sự tri ân đến Tim Burton, do Museum of Modern Art (New York) tổ chức. Các sự kiện triển lãm sau này bao gồm Fellini: Spectacular Obsessions, Grace Kelly: From Movie Star to Princess, Designing 007: 50 Years of Bond Style và Stanley Kubrick: The Exhibition, tất cả đều do TIFF tổ chức, cùng một sự kiện khác mang tên Essential Cinema, xuất hiện hình ảnh, tờ rơi và đạo cụ trong danh sách The Essential 100 của TIFF.[25][26]

Mỗi năm, TIFF còn xuất bản một danh sách gồm 10 phim Canada xuất sắc nhất do liên hoan phim bầu chọn.[27] 10 bộ phim này được công bố vào tháng 12 mỗi năm và trình chiếu tại nhiều liên hoan phim nhỏ sau đó tại Lightbox vào tháng 1.[27].[28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “35th Anniversary Fact Sheet: TIFF Facts and Figures” (Thông cáo báo chí). Toronto International Film Festival. ngày 27 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “TIFF 2015 closes with love for 'best audience in the world' Toronto Star”. thestar.com. 20 tháng 9 năm 2015. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ “Toronto 2013: Why the festival matters”. BBC News. ngày 4 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ Keegan, Rebecca Winters (tháng 8 năm 2007). “Big-Screen Romance”. Time (magazine). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Toronto Film Festival: Oscar Buzz Begins”. CBS News. ngày 19 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ [1]
  8. ^ "Cameron Bailey named artistic director of Toronto International Film Festival". National Post, ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  9. ^ Mudhar, Raju (ngày 25 tháng 8 năm 2010). “From mega clubs to mega culture in Entertainment District”. The Toronto Star. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ Allen, Kate (ngày 24 tháng 8 năm 2011). “TIFF's great migration”. Toronto.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ Adams, James (tháng 5 năm 2010). “Largest TIFF theatre to be open for this year's festival”. Toronto: The Globe and Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ Phaneuf, Ingrid (tháng 9 năm 2008). “From car wash to new home of the stars”. Toronto: The Globe and Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2010.
  13. ^ Indo-Asian News Service (ngày 18 tháng 8 năm 2009). “TIFF to have strong Indian flavour”. NDTV. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  14. ^ Stavrou, Philip (tháng 9 năm 2005). “Film Festival events return to their roots”. CTVglobemedia. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  15. ^ “35th Anniversary Fact Sheet: TIFF Facts and Figures” (Thông cáo báo chí). Toronto International Film Festival. ngày 27 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
  16. ^ Sterritt, David (tháng 4 năm 2010). “Film Festivals - Then and Now”. FIPRESCI. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  17. ^ “TIFF History”. Toronto International Film Festival. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
  18. ^ “McGuinty government helps promote Toronto International Film Festival” (Thông cáo báo chí). Ontario Ministry of Tourism. ngày 7 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012.
  19. ^ “Festival Announces Boundary-Pushing Visions Titles” (Thông cáo báo chí). Toronto International Film Festival. ngày 16 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ Ebert, Roger (tháng 9 năm 2008). “Starting off the season”. Chicago Sun-Times. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  21. ^ “TIFF unspools with celebrities eager to connect with fans”. The Canadian Press. CTV. tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  22. ^ Rich, Joshua (tháng 1 năm 2005). “Fest intentions”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  23. ^ Dixon, Guy (ngày 9 tháng 9 năm 2010). “Lightbox aims to draw filmmakers to its facilities - The Globe and Mail”. The Globe and Mail. Toronto.
  24. ^ Norman Wilner (9–ngày 16 tháng 9 năm 2010). “Let there be lightbox”. NOW. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  25. ^ Germain, David (ngày 9 tháng 9 năm 2010). “No place like home: Toronto film fest opens new HQ”. U-T San Diego News. The San Diego Union-Tribune, LLC. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012.
  26. ^ “A look at the Stanley Kubrick Exhibition TIFF 2014”. Vancouver Sun. Canoe Sun Media. ngày 27 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  27. ^ a b "TIFF reveals Canada’s Top Ten Film Festival line-up". The Globe and Mail, ngày 8 tháng 12 năm 2015.
  28. ^ "Kate Taylor: Why TIFF’s Canada’s Top Ten initiative is so smart". The Globe and Mail, ngày 11 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Nền tản cơ bản của một nhà đầu tư thực thụ bắt nguồn từ việc đọc hiểu nến và biểu đồ giá trong chứng khoán
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot hay Slot game, hay còn gọi là máy đánh bạc, máy xèng game nổ hũ, cách gọi nào cũng được cả
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động