Louis Charles Georges Jules Lafont

Louis Charles Georges Jules Lafont
Ảnh chân dung Lafont khoảng năm 1860 do Gustave Le Gray chụp
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 10 năm 1877 – 7 tháng 7 năm 1879
Tiền nhiệmVictor Auguste Duperré
Kế nhiệmCharles Le Myre de Vilers
Thông tin cá nhân
Quốc tịchPháp
Sinh(1825-04-24)24 tháng 4 năm 1825
Fort-de-France, Martinique, Pháp
Mất31 tháng 1 năm 1908(1908-01-31) (82 tuổi)
Paris, Pháp
Nghề nghiệpSĩ quan hải quân

Louis Charles Georges Jules Lafont (ngày 24 tháng 4 năm 1825 – ngày 31 tháng 1 năm 1908) là sĩ quan hải quân người Pháp từng giữ chức Thống đốc Nam Kỳ từ ngày 16 tháng 10 năm năm 1877 đến ngày 7 tháng 7 năm năm 1879.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lafont sinh ngày 24 tháng 4 năm 1825 tại Fort-de-France, Martinique.[1] Cha tên Jacques Charles Lafont (1768–1839), làm thương nhân và mẹ là Elisabeth Perriquet (1795–1871).[2] Ông gia nhập hải quân từ năm 16 tuổi,[1] thăng tiến đều đặn và từng tham chiến tại Việt Nam, Philippines, Tây Phi, Crimea, Baltic, Ấn Độ Dương, Trung QuốcĐông Phi. Trong chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870–1871, ông được trao quyền chỉ huy lính thủy đánh bộ. Sau khi trở về từ Nam Kỳ, ông giữ nhiều chức vụ chỉ huy hải quân cấp cao, bao gồm chỉ huy trưởng hải đội huấn luyện từ năm 1885 đến năm 1886.

Trong suốt nhiệm kỳ làm Thống đốc Nam Kỳ, Lafont bắt đầu cải tạo hệ thống thuế công bằng hơn và ít gánh nặng hơn đối với giới chủ đất nhỏ, nhiều người trong số họ chưa đăng ký đất đai. Ông giảm thuế tài sản đất đai nhưng thêm thuế xuất khẩu gạo, loại thuế này chỉ ảnh hưởng đến những chủ đất lớn nhất, và kết quả là đã tạo ra một số thế lực đối địch hùng hậu. Ông đã xác nhận quyền sở hữu tài sản của Giáo hội Công giáo, nhờ đó nhận được sự cảm ơn của Giám mục Isidore Colombert. Ông cố gắng ngăn chặn các giao dịch trực tiếp giữa người Việt Nam và người Trung Quốc.[3]

Bên cạnh đó, Lafont trên cương vị Thống đốc Nam Kỳ còn chịu trách nhiệm chung về chế độ bảo hộ Campuchia, vốn được cai trị kém cỏi dưới thời Quốc vương Norodom. Trước áp lực của người Pháp, triều đình Norodom bèn ban bố chiếu chỉ cải cách hành chính vào năm 1877 thế nhưng rất ít việc được thực hiện để công cuộc cải cách tỏ ra có hiệu lực. Lafont bèn viết thư yêu cầu nhà vua xứ này tiến hành cải cách thế nhưng những kiến nghị của ông đã bị phớt lờ.[4]

Lafont kế nhiệm Victor Auguste Duperré lên làm thống đốc tiếp theo và là sĩ quan hải quân cuối cùng giữ chức vụ này. Ông còn là chỉ huy trưởng Đồn Hải Quân tại Gia Định.[3] Charles Le Myre de Vilers thay thế Lafont làm Thống đốc Nam Kỳ vào tháng 7 năm 1879.[3]

Lafont qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1908 tại Paris.[5] Ông được chôn cất tại khu 25 của Nghĩa trang Père Lachaise.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Army and Navy Journal (6 tháng 4 năm 1878), The United States Army and Navy Journal and Gazette of the Regular and Volunteer Forces, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018
  • Corfield, Justin (1 tháng 11 năm 2014), Historical Dictionary of Ho Chi Minh City, Anthem Press, ISBN 978-1-78308-333-6, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2018
  • Fielding, Leslie (2008), Before the Killing Fields: Witness to Cambodia and the Vietnam War, I.B.Tauris, ISBN 978-1-84511-493-0, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018
  • Garric, Alain, “Louis Charles Georges Jules LAFONT Le Vice-Amiral”, Geneanet (bằng tiếng Pháp), truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2018
  • LAFONT Louis Charles (1825-1908) (bằng tiếng Pháp), APPL: Association des Amis et Passionnés du Père-Lachaise, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018, truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023
  • “LAFONT, Louis Charles Georges”, Leonore (bằng tiếng Pháp), Archives nationales, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2018
  • “Louis Charles Georges Jules LAFONT”, Ecole Navale (bằng tiếng Pháp), truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2018
  • Louis Charles Georges Jules Lafont (bằng tiếng Pháp), SMLH29n: Société des Membres de la Légion d'Honneur Finistère Nord, Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2018, truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023
  • Miller, R.W.H (25 tháng 10 năm 2012), One Firm Anchor: The Church and the Merchant Seafarer, an Introductory History, James Clarke & Co, ISBN 978-0-7188-9290-6, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018
  • Rouxel, Jean-Christophe, “Louis Charles Georges Jules LAFONT”, Ecole navale (bằng tiếng Pháp), truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2018
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”