Mã Triêu Húc

Mã Triêu Húc
马朝旭
Mã Triêu Húc
Đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ
25 tháng 1 năm 2018 – nay
6 năm, 301 ngày
Tiền nhiệmLưu Kết Nhất
Đại diện thường trực Trung Quốc tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Genève
Nhiệm kỳ
6 tháng 4 năm 2016 – 6 tháng 1 năm 2018
1 năm, 275 ngày
Tổng thốngTập Cận Bình
Thủ tướngLý Khắc Cường
Tiền nhiệmWu Hailong
Kế nhiệmYu Jianhua
Đại sứ Trung Quốc tại Úc
Nhiệm kỳ
23 tháng 8 năm 2013 – 2016
Tiền nhiệmTrần Dục Minh
Kế nhiệmThành Cạnh Nghiệp
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 9, 1963 (61 tuổi)
Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
Cư trúThành phố New York, Hoa Kỳ

Mã Triêu Húc [1][nb 1] (chữ Anh: Ma Zhaoxu, chữ Trung phồn thể: 馬朝旭, chữ Trung giản thể: 马朝旭, bính âm: Mǎ Zhāoxù; sinh tháng 9 năm 1963) là nhà ngoại giao người Trung Quốc. Ông hiện là đại diện thường trực Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ở thành phố New York từ tháng 1 năm 2018.

Mã Triêu Húc nguyên là Đại sứ Trung Quốc tại Úc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) cũng như Vụ trưởng Vụ Thông tin, Bộ Ngoại giao.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mã Triêu Húc sinh ngày 1 tháng 9 năm 1963 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Ông tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh với bằng cấp về quan hệ quốc tế. Năm 1986, ông tham gia cuộc thi tranh luận sinh viên đại học châu Á được tổ chức bởi Công ty Cổ phần Truyền thông Singapore (SBC) và giành được giải "tranh luận tốt nhất", trở thành một sinh viên đại học nổi tiếng tại Trung Quốc vào thời điểm đó.[3][4]

Mã Triêu Húc gia nhập Bộ Ngoại giao năm 1987 và phục vụ các Vụ khác nhau và các đại sứ quán, trong đó có Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh từ năm 2001 đến năm 2002 và Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Bỉ từ năm 2002 đến năm 2004. Ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch chính sách năm 2004 và nhậm chức Vụ trưởng Vụ Quy hoạch chính sách năm 2006. Tháng 1 năm 2009, ông được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin cũng như phát ngôn viên thứ nhất của Bộ Ngoại giao, thay thế Lưu Kiến Siêu.[5][6][7]

Tháng 1 năm 2012, ông xuất nhiệm, chuyển sang giữ chức vụ trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.[8]

Ngày 6 tháng 4 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm đại diện thường trực Trung Quốc tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Genève (UNOG) và các tổ chức quốc tế khác.[9]

Năm 2018, Mã Triêu Húc được bổ nhiệm giữ chức vụ Đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, kế nhiệm Lưu Kết Nhất.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phiên âm chính xác của 馬朝旭 là Mã Triêu Húc. Chữ 朝 có vừa có âm Triêu (bính âm: Zhāo) vừa có âm Triều (bính âm: Cháo). Âm Quan thoại cho chữ 朝 trong tên nhân vật này là Zhāo, tương ứng với âm Hán-Việt Triêu. Hơn nữa, danh ngữ "triêu húc" 朝旭 trong tên của nhân vật này nghĩa là "nắng mai", trong khi "triều húc" không có nghĩa rõ ràng.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mỹ không nên lợi dụng cái gọi là tự do Internet”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ An Chi (17 tháng 2 năm 2012). “Tên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc”. Năng lượng Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “Foreign Ministry spokesman Liu Jianchao leaves post, successor was best debater 20 years ago” (bằng tiếng Trung). China.org.cn. ngày 15 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ “Debater becomes spokesman for Foreign Ministry”. China Daily. ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ “Ma Zhaoxu succeeds as director of the Foreign Ministry's Information Department” (bằng tiếng Trung). Xinhua. ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “Ma Zhaoxu succeeds Liu Jianchao as director of the Foreign Ministry's Information Department” (bằng tiếng Trung). People's Daily. ngày 15 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ “New head of information department in China's Foreign Ministry”. People's Daily. ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  8. ^ 秦刚接替马朝旭出任外交部新闻司司长
  9. ^ “Ambassador Ma Zhaoxu Presented Credentials”.
  10. ^ Hong Xiao (1 tháng 2 năm 2018). “New UN envoy talks of key China role”. China Daily. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2