Trương Nghiệp Toại

Trương Nghiệp Toại
张业遂
Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ
19 tháng 3 năm 2013 – 29 tháng 1 năm 2019
5 năm, 316 ngày
Tiền nhiệmTrương Chí Quân
Kế nhiệmTề Ngọc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ
Tháng 3 năm 2013 – Tháng 3 năm 2018
Tiền nhiệmTrương Chí Quân
Kế nhiệmLạc Ngọc Thành
Nhiệm kỳ
2003–2008
Tiền nhiệmVương Quang Á
Kế nhiệmVũ Đại Vĩ
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
19 tháng 3 năm 2010 – 9 tháng 4 năm 2013
3 năm, 21 ngày
Tiền nhiệmChu Văn Trọng
Kế nhiệmThôi Thiên Khải
Đại diện thường trực và Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ
10 tháng 10 năm 2008 – 9 tháng 3 năm 2010
1 năm, 150 ngày
Tiền nhiệmVương Quang Á
Kế nhiệmLý Bảo Đông
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 10, 1953 (71 tuổi)
tỉnh Hồ Bắc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Phối ngẫuTrần Nãi Thanh
Alma materĐại học Ngoại ngữ Bắc Kinh
Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn
Trương Nghiệp Toại
Giản thể张业遂

Trương Nghiệp Toại (tiếng Trung: 张业遂; sinh tháng 10 năm 1953) là nhà ngoại giao Trung Quốc. Ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông cũng từng là Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ và đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốcthành phố New York.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Nghiệp Toại sinh tháng 10 năm 1953 tại tỉnh Hồ Bắc và là người quê ở vùng đó. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và học tập tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn. Sau khi hoàn thành giáo dục của mình, ông vào ngành ngoại giao và được bố trí làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh ở Luân Đôn. Sau đó, Trương Nghiệp Toại đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau ở Vụ Các tổ chức và hội nghị quốc tế, Vụ Lễ tân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Năm 2000, ông nhậm chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm quản trị, lễ tân và nhân sự. Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao với những lĩnh vực chịu trách nhiệm bao gồm nghiên cứu chính sách, các vấn đề Châu Phi, Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị, Hiệp ước và Luật quốc tế. Năm 2008, Trương Nghiệp Toại được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc thay thế Vương Quang Á.

Trương Nghiệp Toại kết hôn với Trần Nãi Thanh, người cũng là một đại sứ. Họ có một con gái.[1][2] Trương Nghiệp Toại và vợ của mình được bố trí làm việc tại phái đoàn Liên Hợp Quốc từ năm 1988 đến năm 1992. Trần Nãi Thanh là đại sứ tại Na Uy (2003–2007) và đại sứ tại Đàm phán sáu bên trong một năm rưỡi trước khi đến New York cùng chồng.[3]

Năm 2012, Trương Nghiệp Toại được bổ nhiệm trở lại vị trí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; sau đó ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao (hàm tương đương với Bộ trưởng). Trương Nghiệp Toại là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Biography of Zhang Yesui Lưu trữ 2017-07-12 tại Wayback Machine. China Vitae.
  2. ^ Biography of Ambassador Zhang Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine. Permanent Mission of the People's Republic of China to the United Nations.
  3. ^ National Committee Welcomes Ambassadors Zhang Yesui and Peng Keyu Lưu trữ 2018-10-06 tại Wayback Machine. National Committee on United States-China Relations.
  4. ^ “中华人民共和国外交部”. www.fmprc.gov.cn. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.