Mì gạo

Mì gạo đã trần qua
Món mì xào
Sợi mì bày trên lá chuối, cùng với món masala mít

Mì gạo (tiếng Anh: rice noodles) là một loại mì sợi được làm từ bột gạo và nước, đôi khi có thể có thêm bột sắn hoặc bột ngô để mì trong suốt và dai hơn. Đây là nguyên liệu cho nhiều món ăn quen thuộc trong ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Mì gạo có thể ở dạng tươi, khô hoặc đông lạnh với nhiều biến thể khác nhau, ví dụ như bún, phở, miến. Mì tươi không bảo quản được lâu, hạn sử dụng có thể chỉ vài ngày.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của mì gạo bắt đầu từ thời nhà Tần khi người từ miền bắc Trung Quốc xuống xâm lược miền nam. Người miền bắc thường ăn lúa mì và kê, các loài cây ưa lạnh, và chế biến ra các loại mì làm từ lúa mì, trong khi người miền nam lại trồng lúa gạo hợp với thời tiết nóng. Để thích nghi, người ta đã thử làm các loại mì mới làm từ lúa gạo, qua đó phát minh ra "mì gạo". Trải qua thời gian, mì gạo và các loại biến thể của nó dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.[1] Ở Ấn Độ, theo nhà sử học K. T. Achaya, các tác phẩm văn chương Sangam đã nhắc tới một loại mì sợi cơm có tên là idiyappam, xuất hiện ở nước Tamil cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 1.[2]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng sợi dày

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bánh canh: sợi bánh có thể được làm từ bột gạo, bột mì, bột năng hoặc bột sắn, xuất xứ từ Việt Nam
  • Lai fun: biến thể của mì Trung Quốc, sợi mì dày và ngắn
  • Nan gyi thoke: mì sợi tròn, dày, trộn kèm cà ri gà và nước ớt
  • Nan lat: mì sợi to dày của Myanmar[3][4]
  • Silver needle noodles hay mì sợi kim[5]: xuất xứ từ Trung Quốc, sợi mì to nhưng chỉ ngắn khoảng 5 cm, gần giống lai fun nhưng hai đầu sợi mì thuôn nhọn. Hồng Kông và Đài Loan gọi là mì sợi kim còn Malaysia và Singapore gọi là mì đuôi chuột, Indonesia gọi là "locupan", trong khi ở Thái Lan, nó có tên là "giam ee".[6]

Dạng sợi dẹt

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng sợi mỏng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khanom chin: một loại mì mỏng, tươi trong ẩm thực Thái Lan. Gạo để lên men một vài ngày, sau đó đun lên và kéo thành sợi bằng rây hoặc sàng. Sợi mont bat (မုန့်ဖတ်) hay mont di (မုန့်တီ) của Myanmar cũng tương tự.
  • Bún

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Liu, Y.L. (2010). Processing technology of rice and its products. China: China Light Industry Press. tr. 84–85.
  2. ^ K. T. Achaya (tháng 11 năm 2003). The Story of Our Food. Universities Press. tr. 80. ISBN 81-7371-293-X.
  3. ^ “Epic Guide to Delicious Local Foods in Mandalay”. 7 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “Uniquely Mandalay Foods”.
  5. ^ “pin rice noodles”.
  6. ^ “All About Noodles, Sen Guay Tiew – Thai Noodles for the Beginner Episode I”.
  7. ^ “Types of noodles in Thailand”. 10 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “A Burmese Food Pop-Up Hyde-ing In Plain Sight In My Own 'Hood At Jonas On Hyde”. 19 tháng 3 năm 2014.
  9. ^ Aye, Mimi (13 tháng 6 năm 2019). nan-byar-ghi-thoke meaning. ISBN 9781472959508.
  10. ^ “Burmese Food Primer: Essential Dishes To Eat In Myanmar”. 22 tháng 2 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Nạp tốt, buff crit rate ngon ,đi đc nhiều team, ko kén đội hình, dễ build, dễ chơi. Nhưng tại sao rất ít ng chơi dùng Rosaria, pick rate la hoàn từ 3.0 trở xuống mãi ko quá 10%?