Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống

Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống (chữ Hán: 宋朝中兴十三处战功, Tống triều trung hưng thập tam xử chiến công) là 13 trận đánh trong chiến tranh TốngKim mà nhà Nam Tống đơn phương nhận phần thắng thuộc về mình.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Giáp ngọ tháng 8 ÂL năm Càn Đạo thứ 2 (19/9/1166), tức là 4 năm sau khi lên ngôi, Tống Hiếu Tông hạ chiếu biểu dương 13 chiến thắng từ sau khi nhà Tống dời về miền nam (中兴以来十三处战功, Trung hưng dĩ lai thập tam xử chiến công). Danh sách này được đưa vào tác phẩm Kiến Viêm dĩ lai triều dã tạp ký của nhà sử học đời Nam Tống là Lý Tâm Truyện, trở nên rất nổi tiếng [1].

Danh mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống
Stt Tên thường gọi Thời điểm Nguyên nhân Kết quả Ghi chú
1 Trận Minh Châu Tháng 12 ÂL năm Kiến Viêm thứ 3 (1129) Kim soái Ngột Truật điều quân đến tấn công thành Minh Châu [2] nhằm đuổi bắt Khang vương Triệu Cấu (sau này là Tống Cao Tông), tướng Tống là bọn Trương Tuấn liều chết giữ thành trong khi Triệu Cấu tiếp tục bỏ chạy về phía nam Quân Tống đẩy lui quân Kim Đầu năm sau, nghe tin Ngột Truật đích thân đến đánh, bọn Trương Tuấn bỏ thành chạy trốn. Đây rõ ràng là một thất bại, chỉ đạt được mục đích "hộ giá"
2 Trận Hòa Thượng Nguyên Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng đầu tiên (1131) Kim soái Ngột Truật đích thân tấn công Hòa Thượng Nguyên [3] do tướng Tống là Ngô Giới trấn thủ Quân Tống đẩy lui quân Kim, Ngột Truật bị thương
3 Trận Tiên Nhân Quan hay Trận Sát Kim Bình Tháng 3 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134) Kim soái Ngột Truật tấn công tướng Tống là Ngô Giới ở Tiên Nhân Quan [4], sai Tát Li Hát tấn công Ngô Lân ở Sát Kim Bình (ở bên phải cửa quan) Quân Tống đánh bại quân Kim
4 Trận Đại Nghi Trấn Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134) Tướng Kim là Niếp Nhi Bột Cận phái Thát Bất Dã đưa kỵ binh do thám, rơi vào ổ mai phục của tướng Tống là Hàn Thế Trung ở Đại Nghi Trấn [5] Quân Kim tổn thất vài trăm binh sĩ, Kim soái Ngột Truật từ bỏ ý định tấn công Hoài Đông, chuyển sang Hoài Tây
5 Trận Thuận Xương Tháng 6 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140) Kim soái Ngột Truật chiếm Đông Kinh, thừa thắng tấn công Thuận Xương [6] do tướng Tống là Lưu Kĩ trấn thủ Quân Tống đánh bại quân Kim
6 Trận Tạo Giác Lâm Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) Tống soái Lưu Kĩ sai bộ tướng là bọn Viên Kỳ đón đánh quân Kim ở Tạo Giác Lâm[7] Quân Tống đánh bại quân Kim, giết tướng Kim là Cao Cảnh Sơn Đây là một thắng lợi nhỏ, không tác động đến toàn cục, vì ít lâu sau quân Tống phải lui chạy khỏi vùng Lưỡng Hoài
7 Trận Đường Đảo hay Trận Hoàng Hải Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) Tướng Tống là Lý Bảo đưa thủy quân tập kích hạm đội Kim đang neo đậu ở Đường Đảo trên Hoàng Hải [8] Quân Tống đánh bại quân Kim, giết tướng Kim là Hoàn Nhan Trịnh Gia Nô Đây là một thắng lợi đáng kể, nhưng không tác động đến toàn cục, vì chủ lực quân Kim tập hợp ở Thái Thạch
8 Trận Tư Phổ Kiều Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) Tướng Tống là Thiệu Hoành Uyên đón đánh quân Kim ở Tư Phổ Kiều [9] Quân Tống đánh bại quân Kim Đây là một thắng lợi nhỏ, không tác động đến toàn cục, vì ít lâu sau quân Tống phải lui chạy khỏi vùng Lưỡng Hoài
9 Trận Thái Thạch Tháng 11 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) Văn thần Ngu Doãn Văn đốc thúc tướng Tống ở Kiến Khang là bọn Trương Chấn, Vương Kỳ đón đánh thủy quân của Kim Hải Lăng vương ở Thái Thạch Độ [10] Quân Tống đánh bại quân Kim, đập tan cuộc nam tiến của Kim Hải Lăng vương
10 Trận Thái Châu Tháng 10 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) – Tháng 2 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) Tướng Tống là Triệu Tỗn nhân lúc chủ lực quân Kim đang ở Thái Thạch mà tấn công Thái Châu [11] Quân Tống chiếm được thành trước sau 2 lần, cuối cùng phải chủ động từ bỏ trước sức ép của quân Kim Đây là một thất bại, khi quân Tống rốt cục không giành được mục tiêu chiến lược
11 Trận Tì Hồ Tháng 2 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) Tướng Tống là Ngô Củng đón đánh quân Kim ở Tì Hồ [12], nhằm giải trừ sức ép cho thành Thái Châu Quân Tống đẩy lui quân Kim Có ý kiến xem chiến sự ở Tì Hồ là một phần của trận Thái Châu, chung cục quân Tống phải từ bỏ Thái Châu
12 Trận Xác Sơn Tháng 2 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) Tướng Tống là Ngô Củng sai Vương Tuyên đón đánh quân Kim ở Xác Sơn, nhằm giải trừ sức ép cho thành Thái Châu Quân Tống đẩy lui quân Kim Có ý kiến xem chiến sự ở Xác Sơn là một phần của trận Thái Châu, chung cục quân Tống phải từ bỏ Thái Châu
13 Trận Hải Châu Tháng 5 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) Tướng Tống là Trương Tử Cái giải vây cho thành Hải Châu [13] Quân Tống đẩy lui quân Kim Ngụy Thắng khởi binh kháng Kim, chiếm được thành Hải Châu vào tháng 7 ÂL năm thứ 31, từ đó liên tục bị vây đánh, cho đến khi mất trở lại vào tay người Kim. Nhà Tống không nhắc đến toàn bộ cuộc chiến phòng ngự ở Hải Châu, mà chỉ nhắc đến một cách cục bộ trận giải vây của Trương Tử Cái (trước đó Lý Bảo từng đưa thủy quân đánh tan thủy quân Kim giải trừ phần nào sức ép lên Hải Châu)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lý Tâm Truyện (1167 – 1244) – Kiến Viêm dĩ lai triều dã tạp ký, Nhà xuất bản Trung Hoa Thư Cục, tháng 7/2000, ISBN 9787101017823 – quyển 19, Biên phòng 1: Từ khi giặc Kim vào Trung Nguyên, tướng soái đều nghe phong thanh đã tan chạy, chẳng thường xuyên có người dám kháng cự. Tháng 12 năm Kiến Viêm thứ 3, Ô Châu (tức Ngột Truật) từ Hàng Châu chia quân đến dưới thành Minh Châu, Chiết Đông trí chế sứ Trương Tuấn kháng cự, thắng lợi nhỏ. Tháng 2 năm thứ 4, Ô Châu quay lại, đi qua huyện Ngô Giang, Chiết Tây tuyên phủ sứ Trần Tư Cung đem thủy quân đánh bại hắn ta ở Thái Hồ, gần như bắt được Ô Châu. Tháng 10 năm Thiệu Hưng đầu tiên, Ô Châu đích thân đánh Hòa Thượng Nguyên, Thiểm Tây đô thống chế Ngô Giới đưa quân đón đánh, đại phá kẻ địch, Ô Châu trúng 2 mũi tên, cùng một ít bộ hạ chạy thoát. Tháng 3 năm thứ 4, Thiểm Tây kinh lược sứ Tát Li Hãn (tức Tát Li Hát) của Kim phạm Sát Kim Bình, bị Ngô Giới đánh bại. Tháng 10, Hoài Đông tuyên phủ sứ Hàn Thế Trung đánh bại kỵ binh do thám của Ô Châu ở Đại Nghi Trấn, Ô Châu không dám tiến quân. Tháng 10 năm thứ 6, Chủ quản Điện tiền tư công sự Dương Nghi Trung đánh bại Lưu Nghê của ngụy Tề ở Ngẫu Đường, giết sạch không chừa, Nghê một mình chạy thoát. Tháng 6 năm thứ 10, Mã quân đô ngu hầu Lưu Kĩ đánh cho Ô Châu đại bại ở Thuận Xương, Ô Châu nhổ trại về Đông Kinh, Lưỡng Hoài được yên. Tháng 2 năm thứ 11, Hoài Tây tuyên phủ sứ Trương Tuấn, Hoài Bắc tuyên phủ phó sứ Dương Nghi Trung, Tuyên phủ phán quan Lưu Kĩ đánh cho hơn 10 vạn quân của Ô Châu đại bại ở Chá Cao. Tháng 10 năm thứ 31, Hoài Nam chế trí sứ Lưu Kĩ sai bộ tướng Viên Kỳ đánh bại thống quân Cao Cảnh Sơn của Kim ở Tạo Giác Lâm. Tháng ấy, Chiết Tây phó tổng quản Lý Bảo đánh bại thống quân Hoàn Nhan Trịnh Gia Nô ở Đường Đảo thuộc Mật Châu, chém đầu hắn ta. Còn Bộ tư thống chế quan Thiệu Hoành Uyên chống giặc ở Tư Phổ Kiều thuộc Chân Châu, giành thắng lợi. Tháng 11, Trung thư xá nhân, Đô đốc phủ tham mưu quân sự Ngu Doãn Văn đem quân của Kiến Khang đô thống chế Trương Chấn, Vương Kỳ đánh bại thủy quân của Kim chủ Lượng ở Thái Thạch. Năm ấy, Mã tư trung quân thống chế Triệu Tỗn giành lại Thái Châu, Ngạc Châu đô thống chế Ngô Củng chống giặc ở Tì Hồ, thống chế quan Vương Tuyên chống giặc ở Xác Sơn. Năm thứ 32, Trấn Giang đô thống chế Trương Tử Cái giải vây Hải Châu. Đây là những chiến thắng đáng kể của Trung Quốc từ lúc vượt sông về sau. Năm Càn Đạo thứ 2, Tưởng Tử Lễ (tức Tưởng Phất) chấp chánh, bèn lấy các trận đánh dưới thành Minh Châu, Hòa Thượng Nguyên, Sát Kim Bình, Đại Nghi Trấn, Thuận Xương, Tạo Giác Lâm, Tư Phổ Kiều, Đường Đảo, Thái Thạch, Thái Châu, Tì Hồ, Xác Sơn, Hải Châu làm 13 chiến công, còn Ngẫu Đường không tính, bởi không phải là giặc Kim. (Ngày Giáp ngọ 24 tháng 8 năm thứ 2 giáng chỉ.)
  • Tất NguyênTục tư trị thông giám quyển 139: Hiếu Tông Thiệu Thống Đồng Đạo Quan Đức Chiêu Công Triết Văn Thần Vũ Minh Thánh Thành Hiếu hoàng đế, năm Càn Đạo thứ 2 (năm Đại Định thứ 6 nhà Kim): Tháng 8... Ngày Giáp ngọ, có chiếu rằng: "Chư quân tướng sĩ, những người chiến đấu lập công trong cuộc chiến với người Kim, công lao của họ vẻ vang như vậy, mà không làm gì để tỏ rõ. Nay đem 13 chiến công hiển hách ấy, xác định mà liệt kê ra. Trương Tuấn ở Minh Châu; Hàn Thế Trung ở Đại Nghi Trấn; Ngô Giới ở Sát Kim Bình, Hòa Thượng Nguyên; Lưu Kĩ ở Thuận Xương; 5 trận này dựa theo biểu chương vào năm Thiệu Hưng thứ 10. Lý Bảo ở Đường Đảo thuộc Giao Tây, Mật Châu; Lưu Kĩ ở Tạo Giác Lâm thuộc Dương Châu; bọn Vương Kỳ, Trương Chấn ở Thái Thạch Độ thuộc Kiến Khang; Thiệu Hoành Uyên ở Tư Phổ Kiều thuộc Chân Châu; Ngô Củng, Lý Đạo ở Tì Hồ thuộc Quang Hóa Quân; Trương Tử Cái giải vây Hải Châu; Triệu Tỗn ở Thái Châu; Vương Tuyên ở Xác Sơn; 8 trận này dựa theo biểu chương vào năm Thiệu Hưng thứ 32."

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

13 trận đánh nói trên không phải trận nào cũng là thắng lợi, có trận chỉ là thắng lợi nhỏ, thậm chí là thất bại. Nhà Tống đã lờ đi các trận thắng ở Yển Thành, Dĩnh Xương của Nhạc gia quân. Lý Tâm Truyện ghép các trận đánh ở Thái Châu, Tì Hồ, Xác Sơn làm một, bổ sung 2 trận đánh ở Thái Hồ và Chá Cao. Trận Thái Hồ chỉ là một cuộc tập kích chớp nhoáng, trong khi quân Tống ở Chá Cao trước thắng sau bại, trở thành một chiêu bài chính trị của phái chủ hòa nhà Nam Tống [14].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiến Viêm dĩ lai triều dã tạp ký (建炎以来朝野杂记): tác phẩm ghi lại điển chương chế độ cùng những sự kiện lịch sử liên quan trong 4 đời hoàng đế Nam Tống là Cao, Hiếu, Quang, Ninh
  2. ^ Nay là Ninh Ba, Chiết Giang
  3. ^ Nay là tây nam Bảo Kê, Thiểm Tây
  4. ^ Nay là đông nam huyện Huy, Cam Túc
  5. ^ Nay là tây bắc Dương Châu, Giang Tô
  6. ^ Nay là Phụ Dương, An Huy
  7. ^ Nay là phía nam Giang Đô, Giang Tô
  8. ^ Nay là phụ cận nhai đạo Linh Sơn Vệ, khu Hoàng Đảo, địa cấp thị Thanh Đảo, Sơn Đông
  9. ^ Nay là tây bắc Nghi Chinh, Giang Tô
  10. ^ Nay là phía bắc Đương Đồ, An Huy
  11. ^ Nay là Nhữ Nam, Hà Nam
  12. ^ Nay là bờ nam Hán Thủy, tây bắc Lão Hà Khẩu, Hồ Bắc
  13. ^ Nay là tây nam Liên Vân Cảng, Giang Tô
  14. ^ Trong cuộc chiến giành giật Hoài Tây, Trương Tuấn điều động Lưu Kĩ, Dương Nghi Trung, Vương Đức đánh bại Ngột Truật ở Chá Cao. Vì bất đồng cá nhân, Trương Tuấn kìm chân Lưu Kĩ, để Dương Nghi Trung, Vương Đức truy kích quân Kim. Ngột Truật bỏ Lư Châu lui chạy lên phía bắc, điều một cánh quân nhỏ tấn công Hào Châu, bố trí chủ lực mai phục gần đó. Trương Tuấn ngỡ là Ngột Truật dốc quân tấn công Hào Châu, vội điều động toàn quân đến cứu. 2 cánh quân Dương Nghi Trung, Vương Đức đi trước, bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn 2 tướng chạy thoát trở về. Trương Tuấn đổ hết trách nhiệm lên đầu Lưu Kĩ, kể tội Kĩ không cứu ứng, tước binh quyền của Kĩ; Tống Cao Tông và Tần Cối ban thưởng cho những người không tham chiến trực tiếp ở Chá Cao là Hàn Thế TrungNhạc Phi, thăng làm Xu mật sứ/phó sứ, bãi binh quyền của họ
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tokyo Manji Gang (東京卍會, Tōkyō Manji-Kai?), thường được viết tắt là Toman (東卍, Tōman?), là một băng đảng mô tô có trụ sở tại Shibuya, Tokyo
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
CZ2128 Delta (シ ー ゼ ッ ト ニ イ チ ニ ハ チ ・ デ ル タ / CZ2128 ・ Δ) AKA "CZ" là một người hầu chiến đấu tự động và là thành viên của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Garnet.
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Yaoyao hiện tại là trợ lý của Ganyu, được một người quen của Ganyu trong Tổng Vụ nhờ giúp đỡ chăm sóc
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.