Cái tên Mạng lưới Đa kênh (Multi-channel Network — MCN) chỉ mới bắt đầu trở thành chuẩn gần đây, được sáng tạo bởi cựu nhân viên YouTube Jed Simmons (reportedly because of YouTube's distaste for the notion of "networks.")[3] Trước năm 2014 nhiều tên gọi được sử dụng bởi nhiều công ty khác nhau, bao gồm Online Video Studio, Internet Television Company, ITC, MCN, OVS, YouTube Network hay đơn giản là Network.[4][không khớp với nguồn]
Các mạng lưới phụ[5] của các MCN thường được gọi là các SubMCN, Virtual Network, Proprietary Network, Content Distribution Network, SMCN, VN, PN, hay CDN.[6]
Họ làm việc như một công ty thiết lập một tài khoản với YouTube CMS (hệ thống dùng cho ContentID), công ty thêm bất cứ ai ký hợp đồng với họ cho CMS của họ, cho phép người dùng (và chủ tài khoản CMS) sử dụng các chính sách kiếm tiền, chặn và theo dõi. Kiếm tiền cho phép các video tạo ra lợi nhuận, Chặn ngăn các truy cập tới video và Theo dõi cho phép chủ nội dung xem các phân tích của các nội dung 'reupload' và vi phạm bản quyền. Một số đối tác MCN có thể chặn video theo từng quốc gia (ví dụ như nếu một video được tải lên với một logo bị cấm hoặc chưa có giấy phép).
MCN cũng được mô tả là một cách để "phủ nhận những rắc rối có thể liên quan khi tìm kiếm cơ hội quảng cáo của chính mình trên trang."[2] Các nhà quảng cáo làm việc với MCN có thể trả tiền cho các dịch vụ bao gồm quảng cáo chèn lên trên, đặt sản phầm và tài trợ trong chương trình, nhằm đạt được sự tiếp xúc,[2] sự ủng hộ liên tục bởi các nhân vật YouTube,[2] và tăng sự tham gia của khán giả, đặc biệt khi so sánh với quảng cáo trên truyền hình thường bị bỏ qua hay lờ đi.[2][7]
Các lợi ích và hạn chế khi hợp tác với một mạng lưới đa kênh đã được bàn luận bởi một số YouTuber lớn, bao gồm Hank Green,[8]Freddie Wong[9] cũng như chính YouTube.[1]
Tuy nhiên, đã có một vài tranh cãi liên quan tới các YouTube Network.
Machinima đã bị chỉ trích vì sử dụng các hợp đồng vĩnh viễn.[19] Ben Vacas, thường được biết tới trong cộng đồng YouTube là 'Braindeadly', thu hút sự chú ý của truyền thông vào tháng 1 năm 2014 với các vấn đề về hợp đồng với Machinima.[20] Theo các điều khoản trong hợp đồng của anh, Machinima được phép đặt quảng cáo trên các video của Vacas và đổi lại anh sẽ nhận được một số phần trăm lợi nhận được tạo ra.[20] Tuy nhiên, hợp đồng cũng tiết lộ rằng nó sẽ tồn tại "vĩnh viễn";[19] tức là Machinima sẽ giữ quyền cho bất cứ nội dung nào được tạo bởi Vacas xuất bản trên kênh YouTube đã hợp tác của anh trong suốt đời, một chi tiết mà Vacas đã không đọc tới.[19]
Machinima bị chỉ trích trong đầu năm 2013 bởi YouTuber Athene vì "đe dọa... nhiều đối tác" để ký một hợp đồng sẽ làm giảm đáng kể CPM của họ. Athene gọi nó là "một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất trên internet" và khuyến cáo những người đăng ký của anh không nên "làm việc với Machinima" và nói họ có thể có một thỏa thuận tốt hơn với các mạng lưới khác.[21]