Cuộc khởi nghĩa ban đầu thành công, quân nổi dậy đã chiếm được thành Phiên An và các tỉnh Nam Kỳ. Song đến ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi (tức 8 tháng 9 năm 1835), khi quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành, quân nổi dậy chống cự không nổi, bị thua trận. Quân nổi dậy và dân chúng (gồm già trẻ, trai gái) ở trong và bên ngoài thành vài dặm, cả thảy 1.831 người đều bị giết chết và chôn chung một chỗ, và gọi là Mả ngụy hay Mả biền tru[2].
...Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là "nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp" [3].
Khác biệt một chút so với vị trí trên, có hai ý kiến sau:
Một là của Lê Văn Phát trong quyển Khảo về Tả quân Lê Văn Duyệt (xuất bản năm 1924 tại Sài Gòn). Tác giả cho biết: Mả ngụy ở gần trường đua ngựa cũ, thuộc làng Chí Hòa, tại góc đường Thuận Kiều (trước 1975 đổi tên là Lê Văn Duyệt, và nay là Cách mạng Tháng Tám) và Général Lizé (trước 1975 đổi tên là Phan Thanh Giản, và nay là đường Điện Biên Phủ)[5].
Hai là của Đặng Văn Ký, tự Minh Tải. Theo ông thì Mả ngụy ở khoảng bệnh viện Bình Dân (thuộc Quận 3). Từ đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) vào Chợ Lớn (thuộc Quận 5), mả nằm phía tay mặt đường Điện Biên Phủ ngày nay, tức phía đối diện với bệnh viện[6].
^Ngụy ở đây có nghĩa là giặc, là (quân) làm loạn. Biền tru tạm hiểu là tru diệt ngay, không cần xét xử. Theo chú thích trong Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển, thì khi xưa nơi đây có một trụ đề là "Ngụy tặc nhứt võng trinh tru " (quân loạn bắt chung một lưới bị giết hết. Nhà xuất bản. Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 83).
^Nguyễn Đình Đầu, "Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh" in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1, phần lịch sử), tr. 211.
^Lê Văn Phát, Khảo về Tả quân Lê Văn Duyệt (Nhà in Nguyễn Văn Cửa, Sài Gòn, 1924). Dẫn lại theo chú thích 2 trong sách Sài Gòn năm xưa của Học giả Vương Hồng Sển (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 83).
^Dẫn lại theo chú thích một trong sách Sài Gòn năm xưa, tr. 154.