Mẹ vắng nhà (phim 1979)

Mẹ vắng nhà
Đạo diễnNguyễn Khánh Dư
Tác giảNguyễn Thi
Dựa trênNgười mẹ cầm súngMẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi
Diễn viênNSƯT Ngọc Thu
Vân Dung
Thu Hằng
Hồng Duyên
Hồng Phương
Hãng sản xuất
Công chiếu
Năm 1980
Thời lượng
74 phút
Quốc giaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Mẹ vắng nhà là bộ phim truyện nhựa sản xuất năm 1979 dựa trên truyện ngắn Người mẹ cầm súngMẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.[1] Phim được đạo diễn bởi NSND Nguyễn Khánh Dư và sản xuất bởi Xí nghiệp phim truyện Việt Nam (tên khác là Xưởng phim Hà Nội).[2] Tác phẩm lấy nguyên mẫu là cuộc đời nữ anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Út Tịch[3] và năm đứa con của chị.[1][4][5] Phim lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Bộ phim là một trong những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt thời kỳ đầu[6], giành Giải Bông Sen Vàng cho phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5, giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary 1980.[5][7]

Tóm tắt nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch[3] và 5 đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam đang giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, tiếng bom đạn thúc giục chị lên đường làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội.[1] 5 đứa con nhỏ đành phải tự chăm sóc nhau, trong đó Bé - cô chị lớn nhất trong số 5 đứa con mới 10 tuổi, còn đứa bé nhất đang nằm nôi[1][5]. Bé biết mẹ mình là du kích và luôn lo rằng mẹ sẽ không trở về nhà nữa. Tuy nhiên, cô bé cố gắng gạt hết những cảm xúc này để tập trung chăm sóc cho các em của mình.[1][5]

Bộ phim là cảnh 5 đứa trẻ vùng sông nước miền Tây chèo thuyền, leo cầu khỉ, cùng nhau chui vào hầm tránh bom, nấu nướng, chăm sóc nhau. Dù phải trưởng thành sớm trong hoàn cảnh mẹ vắng nhà, những đứa trẻ vẫn giữa được những nét trẻ thơ. Bộ phim khắc họa được tâm lý trẻ em trong những chi tiết như cảnh Bé bị đứa em gái quả quyết là không giống mẹ. Bộ phim pha trộn giữa xúc động và tình thương yêu, có nỗi buồn chiến tranh nhưng đồng thời để lại tiếng cười trong trẻo cho khán giả.[1][5]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vân Dung vai chị hai Bé[8][9]
  • Thu Hằng, Hồng Duyên, Hồng Phương trong vai các người em.[5]
  • NSƯT Ngọc Thu vai Út Tịch[10]

Quá trình sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì phim là "Mẹ vắng nhà" nên người mẹ hầu như không xuất hiện nhiều trên màn ảnh, thay vào đó là các diễn viên nhỏ tuổi. Điều này là một trong những khó khăn vì trừ Vân Dung đóng vai Bé thì các diễn viên nhỏ tuổi còn lại đều chưa đóng phim.[8] Theo Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm, Mẹ vắng nhà thành công là nhờ khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn: chỉ đạo 5 diễn viên nhỏ tuổi hóa thân vào nhân vật.[1]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Lê Hồng Lâm (28 tháng 4 năm 2018). "Mẹ vắng nhà" - Tràn ngập chất thơ”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Review | Mẹ vắng nhà | Tuần phim Việt trên VTVGo”. VTVgo.
  3. ^ a b Hà Tùng Long (27 tháng 7 năm 2017). “Những nguyên mẫu anh hùng - liệt sĩ "bất tử" trên màn ảnh Việt”. Dân trí.
  4. ^ Minh Tú (30 tháng 4 năm 2019). “Điện ảnh thời hậu chiến: Những thước phim không quên”. Báo Phụ nữ.
  5. ^ a b c d e f “Mẹ Vắng Nhà”. IMDb.
  6. ^ Gia Bình (1 tháng 8 năm 2019). “Gặp lại "thế hệ vàng" điện ảnh Việt”. Sài Gòn giải phóng online.
  7. ^ Đoàn Anh Vũ (8 tháng 12 năm 2007). “Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khánh Dư: Người và phim”. Nhân dân điện tử.
  8. ^ a b “Chị "Út Tịch" Ngọc Thu nói về Mẹ vắng nhà: Nhớ nhất cảnh tè”. VTV News. 23 tháng 12 năm 2020.
  9. ^ a b c Quỳnh An (16 tháng 8 năm 2013). “Những em bé đặc biệt nhất màn ảnh Việt”. Khám phá.
  10. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (3 tháng 10 năm 2017). “Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Thu: Xúc động khi nhớ về "chị Út Tịch". An ninh Thế giới online.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Đây là câu chuyện của một lớp người của cỡ 500 năm trước, nối tiếp câu chuyện “Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine”