Marvin Lee Minsky được sinh ra tại thành phố New York trong một gia đình có bố mẹ là bác sĩ phẫu thuật mắt và nhà hoạt động người Do Thái,[16] nơi ông học trường trung học khoa học Bronx và trường Fieldston. Sau đó ông gia nhập học viện Phillips tại Andover, Massachusetts. Sau đó ông phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1944 đến năm 1945. Ông lấy bằng cử nhân toán học tại Đại học Harvard (1950) và tiến sĩ toán học tại Đại học Princeton (1954).[17][18] Ông đã trở thành giảng viên MIT từ năm 1958. Vào năm 1959[19] ông và John McCarthy đã thành lập viện nghiên cứu mà bây giờ được biết đến như Phòng thí nghiệm khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo MIT. Tại thời điểm ông qua đời, ông là giáo sư Toshiba về Nghệ thuật và khoa học truyền thông, và là giáo sư kỹ thuật điện và khoa học máy tính.
Minsky đã viết tác phẩm Perceptrons (với Seymour Papert), mà đã trở thành tác phẩm nền tảng trong phân tích mạng nơ-ron nhân tạo. Cuốn sách này là trung tâm của một cuộc tranh cãi trong lịch sử AI, một số tuyên bố nó có tầm quan trọng lớn trong việc dẫn đường các nghiên cứu ra khỏi các mạng nơ-ron trong thập niên 1970, và đóng góp cho cái gọi là AI winter.[22] Ông cũng thành lập một số khác mô hình AI nổi tiếng khác. Cuốn sách của ông "A framework for representing knowledge" tạo ra một mô hình mới trong lập trình. Trong khi quyển Perceptrons của ông bây giờ có tính cách lịch sử hơn là một cuốn sách mang tính thực hành, lý thuyết của các khung mẫu đã được sử dụng rộng rãi.[23] Minsky đã viết về khả năng sự sống ngoài trái đất có thể suy nghĩ giống như con người, cho phép sự giao tiếp.[24] Ông cũng làm cố vấn[25] cho bộ phim 2001: A Space Odyssey và được nhắc đến trong các phim và sách:
Vào đầu thập niên 1970 tại Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạoMIT, Minsky và Papert bắt đầu phát triển những gì sau này được gọi là thuyết The Society of Mind. Thuyết này cố gắng giải thích cách thức của cái mà chúng ta gọi là trí tuệ có thể là một sản phẩm của sự tương tác của các bộ phận không thông minh. Minsky nói rằng nguồn lớn nhất của các ý tưởng này đến từ các nghiên cứu trong cố gắng để tạo ra một cỗ máy có sử dụng một cánh tay robot, một máy quay video và một máy tính của mình để thao tác xây dựng với các khối đồ chơi của trẻ em. Năm 1986, Minsky xuất bản The Society of Mind, một cuốn sách toàn diện về lý thuyết mà, không giống như hầu hết các tác phẩm xuất bản trước đây của ông, đã được viết cho đối tượng đọc giả phổ thông.
Tháng 11 năm 2006, Minsky xuất bản Cỗ máy cảm xúc, một cuốn sách mà đánh giá nhiều lý thuyết phổ biến về cách thức làm việc của trí não con người và đề xuất các giả thuyết khác, thường xuyên thay thế ý tưởng đơn giản với những ý tưởng phức tạp hơn. Các bản thảo hiện tại của cuốn sách này đã được xuất bản tự do tại trang web của ông.[26]
Vào những ngày khi Sussman đang là một tay mơ, một lần Minsky đến gần ông khi ông đang ngồi hack tại PDP-6. "Bạn đang làm gì thế?" Minsky hỏi. "Tôi đang huấn luyện một mạng nơ-ron kết nối ngẫu nhiên để chơi bản Tic-tac-toe," Sussman trả lời. "Tại sao mạng nơ-ron lại được nối ngẫu nhiên?" Minsky hỏi. "Tôi không muốn nó có bất kỳ khái niệm nào về việc làm thế nào để chơi," Sussman nói. Minsky sau đó nhắm mắt lại. "Tại sao thầy nhắm mắt lại vậy?" Sussman hỏi thầy của mình. "Để phòng này sẽ trở nên trống rỗng." Tại thời điểm đó, Sussman đã được khai ngộ.[38]
Minsky là một người vô thần[39] và là một người đã ký vào Bức thư Mở của các nhà khoa học tại Cryonics.[40] Ông mất ở Boston vì bệnh xuất huyết não vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.[41]
^Minsky, M. (1961). “Steps toward Artificial Intelligence”. Proceedings of the IRE. 49: 8–1. doi:10.1109/JRPROC.1961.287775.
^ abMinsky, M. (1988). “Memoir on inventing the confocal scanning microscope”. Scanning. 10 (4): 128–138. doi:10.1002/sca.4950100403. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “confocal” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
^Minsky, Marvin Lee (1986). The society of mind. New York: Simon and Schuster. ISBN0-671-60740-5. The first comprehensive description of the Society of Mind theory of intellectual structure and development. See also The Society of Mind (CD-ROM version), Voyager, 1996.
^Hillis, Danny; John McCarthy; Tom M. Mitchell; Erik T. Mueller; Doug Riecken; Aaron Sloman; Patrick Henry Winston (2007). “In Honor of Marvin Minsky's Contributions on his 80th Birthday”. AI Magazine. Association for the Advancement of Artificial Intelligence. 28 (4): 103–110. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
^Unknown (1975). “Minsky's frame system theory”. Proceedings of the 1975 workshop on Theoretical issues in natural language processing – TINLAP '75. tr. 104–116. doi:10.3115/980190.980222.
^Leon M. Lederman, Judith A. Scheppler (2001). “Marvin Minsky: Mind Maker”. Portraits of Great American Scientists. Prometheus Books. tr. 74. ISBN9781573929325. Another area where he "goes against the flow" is in his spiritual beliefs. As far as religion is concerned, he's a confirmed atheist. "I think it [religion] is a contagious mental disease.... The brain has a need to believe it knows a reason for things.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Oral history interview with Marvin Minsky at Charles Babbage Institute, University of Minnesota, Minneapolis. Minsky describes artificial intelligence (AI) research at the Massachusetts Institute of Technology (MIT). Topics include: the work of John McCarthy; changes in the MIT research laboratories with the advent of Project MAC; research in the areas of expert systems, graphics, word processing, and time-sharing; variations in the Advanced Research Projects Agency (ARPA) attitude toward AI.
Oral history interview with Terry Winograd at Charles Babbage Institute, University of Minnesota, Minneapolis. Winograd describes his work in computer science, linguistics, and artificial intelligence at the Massachusetts Institute of Technology (MIT), discussing the work of Marvin Minsky and others.