Giải Turing

Giải thưởng Turing (A. M. Turing Award) là giải thưởng thường niên của Hiệp hội Khoa học Máy tính Association for Computing Machinery cho các cá nhân hoặc một tập thể với những đóng góp quan trọng cho cộng đồng khoa học máy tính.[1] Giải thưởng thường được coi như là giải Nobel cho lĩnh vực khoa học máy tính. Giải thưởng được đặt theo tên của nhà bác học Alan Turing, nhà toán học người Anh, người được coi là cha đẻ của lý thuyết khoa học máy tínhtrí tuệ nhân tạo.[2] Từ năm 2007, giải thưởng có giá trị $250.000, được đồng tài trợ bởi IntelGoogle.[1]

Người nhận giải thưởng đầu tiên năm 1966, là Alan Perlis của viện Carnegie Institute of Technology. Năm 2006, Frances E. Allen của IBM là người phụ nữ đầu tiên được nhận giải thưởng.[3][4][5]

Những người nhận giải Turing

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Người nhận Trích dẫn
1966 Alan J. Perlis Cho những ảnh hưởng trong các kỹ thuật lập trình và xây dựng chương trình dịch
1967 Maurice V. Wilkes Giáo sư Wilkes được biết tới như là người thiết kế và xây dựng EDSAC, máy tính đầu tiên với hàm nội chứa (internally stored). Ông là đồng tác giả với Wheeler và Gill của tập sách "Preparation of Programs for Electronic Digital Computers" xuất bản 1951
1968 Richard Hamming Cho các đóng góp về các phương pháp số, các hệ thống tự mã hóa, phát hiện và sửa lỗi sai
1969 Marvin Minsky Trí tuệ nhân tạo
1970 James H. Wilkinson Cho những nghiên cứu về phân tích số cho việc sử dung các máy tính số tốc độ cao, những đóng góp về Đại số tuyến tính và phân tích lỗi ngược
1971 John McCarthy Cho những đóng góp về Trí tuệ nhân tạo "The Present State of Research on Artificial Intelligence"
1972 Edsger W. Dijkstra Là người đóng góp chủ yếu cho ngôn ngữ lập trình ALGOL. Ông cũng nổi tiếng với thuật toán Dijkstra
1973 Charles W. Bachman Cho những đóng góp đáng chú ý của ông về công nghệ database
1974 Donald E. Knuth Với những cống hiến cho việc phân tích giải thuật và thiết kế ngôn ngữ lập trình, và đặc biệt với tác phẩm kinh điển Nghệ thuật lập trình "The Art of Computer Programming"
1975 Allen Newell
Herbert A. Simon
Với những đóng góp quan trọng cho chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, tâm lý học về nhận thức chủ quan (psychology of human cognition), và xử lý chuỗi
1976 Michael O. Rabin
Dana S. Scott
Với bài báo "Finite Automata and Their Decision Problem" (Automat hữu hạn và bài toán quyết định) đã giới thiệu các ý tưởng về máy phi bất định nondeterministic machines, đã làm sáng tỏ rất nhiều khái niệm có giá trị.
1977 John Backus John Backus đã đóng góp nhiều công sức cho việc thiết kế các hệ thống ngôn ngữ lập trình bậc cao, tiêu biểu là FORTRAN, và các bài báo phôi thai cho các thủ tục hình thức của đặc tả các ngôn ngữ lập trình
1978 Robert W. Floyd Có ảnh hưởng sâu sắc đến các phương pháp luận của việc xây dựng hiệu quả các phần mềm tin cậy, đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành hẹp của khoa học máy tính: lý thuyết phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ lập trình, tự động kiểm tra chương trình program verification, tự động tổng hợp chương trình, và phân tích giải thuật
1979 Kenneth E. Iverson Với những nỗ lực tiên phong trong ngôn ngữ lập trình và các ký pháp toán học tạo nên một lĩnh vực chuyên ngành máy tính mớilaf APL, cho những đóng góp của ông về thực hiện hệ tương tác, đào tạo sử dụng APL, và lý thuyết và ứng dụng ngôn ngữ lập trình
1980 C. Antony R. Hoare Cho những đóng góp cơ bản về thiết kế và định nghĩa ngôn ngữ lập trình. Ông cũng là tác giả của giải thuật sắp xếp nổi tiếng Quick sortvà ngôn ngữ CSP
1981 Edgar F. Codd Với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết và vận dụng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quan hệ
1982 Stephen A. Cook Góp phần thúc đẩy và mở rộng việc nhận thức về độ phức tạp tính toán
1983 Ken ThompsonDennis M. Ritchie Với việc phát triển lý thuyết hệ điều hành và đặc biệt là hệ điều hành UNIX
1984 Niklaus Wirth Cho việc phát triển các ngôn ngữ lập trình mới EULER, ALGOL-W, MODULAPASCAL
1985 Richard M. Karp Với những đóng góp liên tục về lý thuyết lập trình bao gồm việc phát triển các giải thuật hiệu quả cho luồng mạng và các bài toán tối ưu tổ hợp, định ra khả năng tính toán thời gian đa thức và các khái niệm về hiệu quả giải thuật, và đóng góp nổi bật về lý thuyết NP-đầy đủ NP-completeness
1986 John Hopcroft
Robert Tarjan
Cho những đóng góp căn bản về phân tích thiết kế cấu trúc dữ liệu và giải thuật
1987 John Cocke Cho những đóng góp quan trọng trong việc thiết kế và lý thuyết hóa chương trình dịch, kiến trúc các hệ thống lớn và phát triển các tập lệnh đơn giản trong máy tính (RISC)
1988 Ivan Sutherland Cho việc tiên phong trong lĩnh vực đồ họa computer graphics, khởi đầu với chương trình Sketchpad
1989 William (Velvel) Kahan Cho những đóng góp cơ bản về phân tích sốnumerical analysis. Một trong những chuyên gia đầu ngành về tính toán dấu phẩy động floating-point.
1990 Fernando J. Corbató Đi đầu trong việc tổ chức và dẫn dắt sự phát triển của các hệ thống máy tính mục đích chung, large-scale, chia sẻ thời gian và nguồn lực, CTSSMultics.
1991 Robin Milner Cho ba thành tựu quan trọng: 1) LCF, cơ chế hóa Logic Scott's of của hàm khả tính (Computable Functions), 2) ML, ngôn ngữ đầu tiên có tính đa hình type inference cùng với kiểu "an toàn" type-safe và cơ chế bắt ngoại lệ exception-handling; 3) Các hệ thống truyền thông giải tíchCCS, lý thuyết tông quát về tương tranh concurrency. Ông cũng đồng thời khái quát hóa full abstraction, nghiên cứu các mối quan hệ ngữ nghĩa thao tác. operational.
1992 Butler W. Lampson Cho những đóng góp cho việc phát triển môi trường tính toán cá nhân và phân tán.
1993 Juris Hartmanis
Richard E. Stearns
Thiết lập nền tảng cho lý thuyết độ phức tạp tính toán.
1994 Edward Feigenbaum
Raj Reddy
Tiên phong trong việc xây dựng các hệ thống lớn về trí tuệ nhân tạo, chứng minh tầm quan trọng thực tiễn và khả năng thương mại của trí tuệ nhân tạo.
1995 Manuel Blum Ghi nhận cho những đóng góp cơ bản về lý thuyết độ phức tạp tính toán và các ứng dụng trong cryptographyprogram checking.
1996 Amir Pnueli Giới thiệu temporal logic vào khoa học máy tính và các hệ thống verification.
1997 Douglas Engelbart Đóng góp về tính toán tương tác
1998 Jim Gray Đóng góp về cơ sở dữ liệu và xử lý giao dịch
1999 Frederick P. Brooks, Jr. Những đóng góp về kiến trúc máy tính, hệ điều hànhkỹ nghệ phần mềm.
2000 Andrew Chi-Chih Yao Đóng góp về lý thuyết tính toán, pseudorandom number generation, cryptography, và communication complexity.
2001 Ole-Johan Dahl
Kristen Nygaard
Những ý tưởng cơ bản về lập trình hướng đối tượng.
2002 Ronald L. Rivest,
Adi Shamir
Leonard M. Adleman
Những đóng góp về mã hóa khóa công khai public-key cryptography, RSA (mã hóa).
2003 Alan Kay Với các ý tưởng cội nguồn về các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vàSmalltalk.
2004 Vinton G. Cerf
Robert E. Kahn
Đóng góp cho internetworking, bao gồm thiết kế và triển khai các giao thức Internet' TCP/IP.
2005 Peter Naur Với những đóng góp về thiết kế ngôn ngữ lập trình.
2006 Frances E. Allen Những đóng góp về lý thuyết và thực nghiệm tối ưu hóa các kỹ thuật chương trình dịch.
2007 Edmund M. Clarke,
E. Allen Emerson
Joseph Sifakis
Phát triển kiểm tra mô hình Model-Checking.
2008 Hoa KỳBarbara Liskov Những đóng góp cho cơ sở lý thuyết và thực tiễn của ngôn ngữ lập trình và thiết kế hệ thống, đặc biệt về trừu tượng hóa dữ liệu, khả năng chịu lỗi và tính toán phân tán
2009 Hoa KỳCharles P. Thacker Tiên phong trong thiết kế và hiện thực Alto, mô hình máy tính cá nhân đầu tiên, và những đóng góp của ông với Ethernet và máy tính bảng cá nhân.
2010 Leslie G. Valiant Đóng góp cho theory of computation, bao gồm Học PAC, sự phức tạp của liệt kê và tính toán đại số(the complexity of enumeration and of algebraic computation), lý thuyết về tính toán song song và điện toán(he theory of parallel and distributed computing)
2011 Judea Pearl Đóng góp cho trí tuệ nhân tạo thông qua sự phát triển một phép toán về lý luận xác suất và nguyên nhân- kết quả
2012 Silvio Micali

Shafi Goldwasser

2013 Leslie Lamport
2014 Michael Stonebraker Cho những đóng góp cơ bản về khái niệm và thực tiễn của hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại
2015 Martin Hellman

Whitfield Diffie

Vì những ý tưởng mật mã hóa khóa công khai và chữ ký số.
2016 Tim Berners-Lee Vì đã phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên, các giao thức cơ bản và các thuật toán giúp cho Web mở rộng.[6]
2017
2018 Geoffrey Hinton, Yoshua Bengio và Yann LeCun. Học sâu.
2019 Edwin Catmull Pat Hanrahan những cải tiến trong Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính.
2020
  1. ^ a b “A. M. Turing Award”. ACM. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  2. ^ Homer, Steven and Alan L. Selman. Computability and Complexity Theory. Springer via Google Books limited view. tr. 35. ISBN 0-3879-5055-9. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ “First Woman to Receive ACM Turing Award” (Thông cáo báo chí). The Association for Computing Machinery. February 21, 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Marianne Kolbasuk McGee (February 26, 2007, online 24 tháng 2 năm 2007). “There's Still A Shortage Of Women In Tech, First Female Turing Award Winner Warns”. InformationWeek. CMP Media. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ Perelman, Deborah (February 27, 2007). “Turing Award Anoints First Female Recipient”. eWEEK. Ziff Davis Enterprise. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ “Turing award 2016”. ACM.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan