Miguel d’Escoto Brockmann

Miguel d'Escoto Brockmann
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2008 – tháng 9 năm 2009
Tiền nhiệmSrgjan Asan Kerim
Kế nhiệmAli Abdussalam Treki
Đại sứ Libya tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ
29 tháng 3 năm 2011 – 2011
Kế nhiệmHủy bỏ
Ngoại trưởng Nicaragua
Nhiệm kỳ
1979–1990
Thông tin cá nhân
Sinh5 tháng 2, 1933 (91 tuổi)
Los Angeles, Hoa Kỳ
Quốc tịchNicaragua

Miguel d’Escoto Brockmann sinh ngày 5 tháng 2 năm 1933 tại Los Angeles, Hoa Kỳ[1] là một linh mục Công giáo thuộc dòng Maryknoll. Ông là Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua từ năm 1979 đến 1990 và là đại diện của Libya tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009. Ông chủ trì Kỳ họp lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc[2][3]. Ông cũng là đại sứ cuối cùng của Libya tại Liên Hợp Quốc[4][5].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1953, D'Escoto cảm thấy ơn kêu gọi làm linh mục nên gia nhập chủng viện của Hội Truyền giáo Maryknoll. Ông được thụ phong linh mục của hội dòng này vào năm 1961, trước khi ông tham gia làm chính trị. Ông có bằng thạc sĩ Khoa học của trường Đại học Columbia với chuyên ngành Báo chí[6]. Ông là một trong những thành viên quan trọng thành lập nhà xuất bản Maryknoll, Orbis Books vào năm 1970. Ông là một thành viên của Hội đồng Giáo hội Thế giới.

Tháng 1, năm 1973, D'Escoto đã thành lập một Quỹ Phát triển Cộng đồng (FUNDECI) và là Chủ tịch của tổ chức cho đến nay, quỹ hoạt động phần lớn tại Nicaragua[7][6][8]

Nội chiến tại Nicaragua

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1977, D'Escoto đầu tiên công khai bày tỏ sự hỗ trợ cho FSLN. Ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ ngoại giao trong chính phủ FSLN Daniel Ortega từ năm 1979 đến năm 1990.[5], và từng là bộ trưởng ngoại giao trong chuyến thăm tới Trung Mỹ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II Giáo hoàng lúc này đã công khai cảnh cáo ông vì đã hoạt động chính trị.[9].

Năm 1985, Giáo hoàng lên án ông cùng hai linh mục khác là anh em Ernesto Cardenal và Fernando, những người phục vụ trong chính phủ Nicaragua, vì họ đã không từ chức điều đó cũng có nghĩa là họ đã vi phạm giáo luật. Vatican đã đình chỉ thừa tác vụ linh mục của D'Escoto vào năm 1985, cùng với hai linh mục trên[10].

Trong cuộc chiến tranh Contra, chính quyền Reagan coi D'Escoto là người ôn hoà thân thiện. Ở cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã nhận được giải thưởng Lênin Hòa bình cho 1986, và giải thưởng Thomas Merton cho năm 1987 và Năm 1999[11].

Tổng Giám mục của ManaguaHồng y Miguel Obando y Bravo đã chỉ trích những linh mục tham gia bộ máy cầm quyền Sandinista và từ bỏ sứ vụ linh mục của họ đối để làm chính trị vì theo họ các linh mục này đã không thể lên án những bất công xảy ra tại thời điểm đó.[12].

Hoạt động tại Liên Hợp Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Miguel d’Escoto Brockmann được chọn làm ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngày 4 tháng 6 năm 2008, ông được ứng cử và chủ trì kỳ họp lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009[13].

Ngay sau khi đắc cử, D'Escoto đã tuyên bố trong một cuộc họp báo:

"Họ đã đề cử một linh mục, và tôi hy vọng không có ai bị tổn thương nếu tôi nói rằng tình yêu là những gì cần thiết nhất trên thế giới này. Sự ích kỷ mà chúng tôi đã nhận được là một vũng lầy khủng khiếp, khiến cho thế giới bị chìm dần và dường như không thể phục hồi, trừ khi có một điều gì vĩ đại xảy ra. Nghe những điều này có vẻ giống như một bài giảng... "[14]

D'Escoto cũng nói rằng việc giải quyết vấn đề tăng giá năng lượng và lương thực trên toàn thế giới sẽ được ông được ưu tiên[13]. Ông cũng sẽ ưu tiên cho việc chống nghèo đói, biến đổi khí hậu, khủng bố, nhân quyền, giải trừ quân bị, kiểm soát hạt nhân, đa dạng văn hóa, các quyền của phụ nữ và trẻ em và bảo vệ đa dạng sinh học.[15]

Tháng 6 năm 2010, D'Escoto được bầu vào Ban Cố vấn Hội đồng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc[16].

D'Escoto đã thực hiện nhiều cải cách tại Liên Hợp Quốc. Ông đã chỉ trích quyền phủ quyết nắm giữ bởi năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an"[13].

Trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, theo bình luận của Reuters, D'Escoto được coi là "một nhà phê bình gay gắt"[5]

Huyền chức linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985 Miguel d’Escoto Brockmann đã bị huyền chức linh mục vì đã tham gia bộ máy cầm quyền của chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Cho đến nay, ông đã chấp nhận hình phạt huyền chức này và không tham gia vào việc thi hành mục vụ, mặc dù ông vẫn là tu sĩ của Dòng Maryknoll[17].

Sau khi rời khỏi chính trường, Brockmann đã viết thư cho Giáo hoàng nhằm bày tỏ mong muốn được "cử hành Thánh lễ trước khi qua đời".

Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Toà Thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận thỉnh cầu của ông bằng việc tha vạ huyền chức linh mục (a divinis, treo chén) cho Miguel d’Escoto Brockmann. Tòa thánh giao cho Bề trên Tổng quyền Dòng Maryknoll xúc tiến thủ tục tái đón nhận D'Escoto vào hàng linh mục lại[17].

  1. ^ "FACTBOX-Facts on new UN assembly head D'Escoto", Reuters, ngày 4 tháng 6 năm 2008
  2. ^ "General Assembly Elects, by Acclamation, President for Sixty-Third Session", United Nations General Assembly official website
  3. ^ "Nicaraguan elected to head next session of General Assembly", United Nations General Assembly official website
  4. ^ Bilefsky, Dan (ngày 30 tháng 3 năm 2011). “Ex-Nicaraguan Official to Represent Libya at United Nations”. The New York Times.
  5. ^ a b c "Nicaraguan U.S. critic made U.N. assembly president", Reuters, ngày 4 tháng 6 năm 2008
  6. ^ a b "Excmo. Sr. Padre Miguel d'Escoto Brockmann, M.M. Presidente del sexagésimo tercer período de sesiones de la Asamblea General de las Naciones Unidas" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ FUNDECI: Nicaraguan Foundation for Integral Community Development
  8. ^ "FUNDECI". Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ “Pope John Paul II criticized political activity”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ “Pope lifts suspension of Father D'Escoto, former Sandinista official”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ "The Thomas Merton Award 2006 will honor Angela Y. Davis!" Lưu trữ 2006-12-31 tại Wayback Machine, Thomas Merton Center
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  13. ^ a b c 4 tháng 6 năm 2008-voa63.cfm "UN Elects Ex-Sandinista as Assembly President", Voice of America, ngày 4 tháng 6 năm 2008
  14. ^ "Priest elected UN General Assembly president". Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014., Associated Press, ngày 5 tháng 6 năm 2008
  15. ^ "Roundup: former Nicaraguan FM elected head of UN General Assembly", Xinhua, ngày 5 tháng 6 năm 2008
  16. ^ 18 tháng 6 năm 2010_the_uns_war_on_israel_continues__and_the_us_is_silent.html The U.N.'s war on Israel continues and the U.S. is silent[liên kết hỏng] 6/18/2010 New York Post by Anne Bayefsky
  17. ^ a b Minh Đức (ngày 5 tháng 8 năm 2014). “Đức Thánh Cha Phanxicô tha vạ huyền chức cho một linh mục”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
Bầu trời vào ban đêm đưa lên không trung trên đài quan sát trên không lớn nhất thế giới - một máy bay phản lực khổng lồ được sửa đổi đặc biệt, bay ra khỏi California