Nội các Ấn Độ

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Ấn Độ

Nội các Liên bang Ấn Độ là cơ quan điều hành chính quyền Ấn Độ bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng Nội các.[1] Nội các là cơ quan hành pháp có quyền lực cao nhất tại Ấn Độ. Các Bộ trưởng Nội các cung cấp thông tin và hỗ trợ cho Hội đồng Bộ trưởng và hoạt động như tham mưu. Quốc vụ khanh hỗ trợ công việc cho Bộ trưởng Nội các.

Nội các Liên bang là cơ quan thường trực của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Ấn Độ còn được gọi Chính phủ Liên bang Ấn Độ. Hội đồng Bộ trưởng bao gồm Nội các và các Quốc vụ khanh.

Mô hình Nội các Ấn Độ có cấu trúc tương tự với mô hình Chính phủ Anh.

Quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 75 Hiến pháp Ấn Độ, Hội đồng Bộ trưởng Liên bang chịu trách nhiệm trước Hạ viện của Quốc hội Ấn Độ, được gọi là Lok Sabha (Viện Nhân dân).[1] Khi một dự luật được giới thiệu bởi một bộ trưởng ở Lok Sabha không được phê chuẩn, toàn bộ hội đồng bộ trưởng liên bang phải chịu trách nhiệm chứ không phải cá nhân bộ trưởng. Hội đồng bộ trưởng liên bang khi không còn sự tín nhiệm của Lok Sabha sẽ từ chức để tạo điều kiện cho chính phủ mới thành lập.

Một bộ trưởng sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định nào nếu không được hội đồng bộ trưởng liên bang xem xét theo điều 78 Hiến pháp Ấn Độ. Tất cả các thành viên nội các liên bang phải đệ trình bằng văn bản cho Tổng thống để đề xuất tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống theo Điều 352 Hiến pháp Ấn Độ.

Theo Hiến pháp Ấn Độ, tổng số bộ trưởng trong hội đồng bộ trưởng Liên bang không được vượt quá 15% tổng số thành viên của Lok Sabha. Bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội. Bất kỳ bộ trưởng nào không phải là thành viên của một trong hai viện của quốc hội trong sáu tháng liên tiếp sẽ tự động bị tước chức vụ bộ trưởng của mình.[1]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Hội đồng bộ trưởng Liên bang có năm hạng được sắp xếp như đưa ra dưới đây, thứ tự cấp bậc giảm dần theo chức vụ:

  • Thủ tướng
  • Phó Thủ tướng (nếu có): chủ trì với quyền hạn thủ tướng khi thủ tướng vắng mặt hoặc là bộ trưởng nội các cao cấp nhất.[2]
  • Bộ trưởng nội các: thành viên nội các; lãnh đạo một bộ.
  • Quốc vụ khanh (nhiệm vụ độc lập): bộ trưởng cơ sở không báo cáo với bộ trưởng nội các.
  • Thứ trưởng (MoS): Thứ trưởng báo cáo với một bộ trưởng nội các, thường được giao một trách nhiệm cụ thể trong bộ đó.

Bổ nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 75, một bộ trưởng làm việc theo sự tín nhiệm của Tổng thống, được Tổng thống bổ nhiệm theo tham vấn của thủ tướng. Bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội.[3]

Miễn nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Một thành viên của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang bị miễn nhiệm hoặc xóa tư cách khi:

  • Qua đời
  • Từ chức
  • Sau khi Tổng thống bãi nhiệm vì các hành vi vi hiến của Bộ trưởng theo Điều 75 Hiến pháp.[4]
  • Theo yêu cầu của ngành Tư pháp vì đã vi phạm pháp luật.
  • Sau khi ngừng hội đủ điều kiện để trở thành thành viên của Nghị viện.

Hội đồng Bộ trưởng tại tiểu bang

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi tiểu bang ở Ấn Độ được điều hành bởi hội đồng bộ trưởng với các quy tắc và thủ tục tương tự như hội đồng bộ trưởng các bộ trưởng theo các Điều 163, 164 và 167. Không có khái niệm về bộ trưởng nội các trong hội đồng bộ trưởng tiểu bang.

Hội đồng Bộ trưởng Liên bang hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Bộ trưởng Liên bang hiện tại được thành lập 30/5/2019.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Điều 74 Hiến pháp Ấn Độ
  2. ^ Rajendran, S. (ngày 13 tháng 7 năm 2012). “Of Deputy Chief Ministers and the Constitution”. The Hindu. Bangalore. ISSN 0971-751X. OCLC 13119119. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ Ladwig III, Walter C. (ngày 23 tháng 12 năm 2019). “Executive Particularism and Ministerial Selection in India”. Legislative Studies Quarterly. Department of Political Science at Washington University in St. Louis. 44 (4). doi:10.1111/lsq.12261.
  4. ^ “Origin and Scope of Doctrine of Pleasure in India”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Sean Rad, Justin Mateen, và Jonathan Badeen thành lập Tinder vào năm 2012
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Siargao là một hòn đảo phía Đông Nam Philippines, nổi tiếng với hình dáng giọt nước mắt tear-drop