Nội các Trần Trọng Kim

Nội các Trần Trọng Kim

Nội các Chính phủ Việt Nam thứ nhất
1945
Tổng trưởng Nội các Trần Trọng Kim đọc bản tuyên cáo với quốc dân qua máy truyền thanh. Các vị bộ trưởng đứng hàng sau.
Ngày thành lập17 tháng 4 năm 1945
Ngày kết thúc25 tháng 8 năm 1945
Thành viên và tổ chức
Hoàng đếBảo Đại
Tổng trưởng Nội cácTrần Trọng Kim
Thành viên hiện tại11
Lịch sử
Nội các Đế quốc Việt Nam ra mắt quốc dân tại Huế ngày 8 tháng 5 năm 1945, trang đầu tuần báo Trung Bắc Chủ nhật số 246.

Nội các Trần Trọng Kim, là nội các của chính phủ Đế quốc Việt Nam (một chính thể thân Nhật ở Việt Nam năm 1945) do học giả Trần Trọng Kim đứng đầu ngày 17 tháng 4 năm 1945.[1][2] Danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn, sau Tuyên cáo Việt Nam độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1945.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật thay đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội PhápĐông Dương.

Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó[3].

Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của đại thần Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các quan trong Viện cơ mật và giam họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô, quan Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được.[4]

Tổng trưởng Nội các Trần Trọng Kim đọc bản tuyên cáo với quốc dân qua máy truyền thanh. Các vị bộ trưởng đứng hàng sau.
Bản vẽ cờ quẻ Ly, được công nhận làm Quốc kỳ mới từ ngày 12 tháng 6.

Đạo dụ số 5 của Hoàng đế Bảo Đại ngày 17 tháng 4 năm 1945 chuẩn y Nội các mới, bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp.[5]

Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng đạn bởi máy bay Mỹ ngày 23 tháng 7. Ngày 5/8/1945, mới ra mắt được 4 tháng, 3 bộ trưởng trong Nội các xin từ nhiệm. Các bộ trưởng khác tuyên bố bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 chính Trần Trọng Kim cũng nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà.[6]

Theo tác giả Lê Mạnh Hùng, với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà Chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Tuy nhiên, trong tình huống Đông Dương vào năm cuối của Thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Chương trình chính phủ theo lời nói của ông Hoàng Xuân Hãn là làm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi Thế chiến thứ hai chấm dứt.[5]

Danh sách thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Chức vụ Tên Nghề nghiệp Chức vụ sau cùng
1 Nội các Tổng trưởng Trần Trọng Kim Giáo sư sử học
2 Phó Nội các Tổng trưởng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
Trần Văn Chương Luật sư Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ.
3 Bộ trưởng Nội vụ Trần Đình Nam Bác sĩ Niên trưởng Giám sát Viện Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam
4 Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo Luật sư Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5 Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ Hoàng Xuân Hãn Thạc sĩ Toán
6 Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Hiền Luật sư
7 Bộ trưởng Thanh niên Phan Anh Luật sư Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Phó chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8 Bộ trưởng Công chính Lưu Văn Lang Kỹ sư
9 Bộ trưởng Y tế và Cứu tế Vũ Ngọc Anh Bác sĩ tử thương vì máy bay Đồng Minh oanh tạc 23 Tháng Bảy 1945
10 Bộ trưởng Kinh tế Hồ Tá Khanh Bác sĩ
11 Bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí Cựu y sĩ
* Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại Tổng đốc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm bị ám sát 10 Tháng Mười 1945
* Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai Bác sĩ Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính TP Hà Nội
* Tổng đốc Nghệ An Đặng Văn Hướng phó bảng Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Đốc lý Hải Phòng Vũ Trọng Khánh Luật sư Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Đô trưởng Sài Gòn Kha Vạng Cân Kỹ sư Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng trong một bài báo được đăng trên BBC tiếng Việt ngày 29 tháng 6 năm 2017, tác giả bài viết đã nêu ra một số thành tựu mà chính phủ Trần Trọng Kim đã làm được trong vòng 130 ngày từ ngày 17/04 – 25/8 năm 1945 bao gồm:[7]

-         Lập lại quốc hiệu Việt Nam.

-         Dùng chữ Quốc ngữ và Việt hóa giáo dục.

-         Đòi lại trên danh nghĩa vùng Nam Kỳ để thống nhất lãnh thổ.

-         Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập.

-         Biết rút lui đúng lúc và trao quyền cho phong trào cách mạng nhằm tránh đổ máu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nhận thức TTK”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ "Nhận thức lại" hay xuyên tạc và phủ nhận lịch sử ?, THIÊN PHƯƠNG, Báo Nhân dân, 13/03/2015
  4. ^ Nguyễn Kỳ Nam. Hồi ký 1925-1964. Tập 2, trang 166
  5. ^ a b Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng. “Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945”. rfa. Truy cập 7 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/nhung-ngay-lam-vua-cuoi-cung-cua-hoang-de-bao-dai-ky-2-thong-diep-gui-tuong-de-gaulle-604356.html
  7. ^ "Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Nạp tốt, buff crit rate ngon ,đi đc nhiều team, ko kén đội hình, dễ build, dễ chơi. Nhưng tại sao rất ít ng chơi dùng Rosaria, pick rate la hoàn từ 3.0 trở xuống mãi ko quá 10%?
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó