Nội gia quyền, tên chữ Hán: 內家, đọc bính âm Nèijiā, danh từ này được người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là "Internal style" (trái ngược lại danh từ Ngoại gia quyền, (chữ Hán: 外家, đọc bính âm: Wàijiā) được dịch sang tiếng Anh là "External style" hay "External family"), là tên một loại quyền thuật do Trương Tam Phong sáng tạo có nhiều đường nét rất giống Thái cực quyền khiến cho người đời sau ngộ nhận đây chính là Thái cực quyền nguyên thủy rồi gán cho ông là sư tổ sáng tạo ra Thái cực quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng là ba môn quyền của trường phái Nội gia quyền.
Vào cuối thế kỷ 19, Lý Tồn Nghĩa (1847-1921) và Lưu Vỹ Tường thành lập với hai võ phái Thái cực quyền và Bát quái chưởng, xưng danh là môn phái Nội gia quyền. Từ đây bắt đầu sự nhầm lẫn với môn Nội gia quyền xưa kia của Trương Tam Phong được ghi lại bởi Hoàng Tông Hy (1610-1695), và người ta đều nghĩ là Nội gia bao gồm ba môn Hình ý quyền, Thái cực quyền và Bát quái chưởng.
Có người lại giải thích Nội gia quyền là môn quyền không luyện ngạnh công và ngoại công mà chỉ luyện nội khí và Phép đạo dẫn, tức là chỉ luyện nội công phu, ở đây ám chỉ các môn võ của trường phái Đạo gia. Danh từ Ngoại gia quyền ám chỉ các môn võ chủ cương cường ngoại tráng, chú trọng sức mạnh hình thức bên ngoài nên chủ luyện ngạnh công (công phá vào những mục tiêu cứng) và ngoại công (luyện sức mạnh cơ bắp bên ngoài), ở đây ám chỉ các môn Thiếu Lâm quyền
Lại có thuyết giải thích rằng Nội gia quyền là các môn phái võ xuất phát từ bên trong nước Trung Hoa do người Trung Hoa sáng tạo ra như Võ Đang quyền do Trương Tam Phong sáng lập ra, còn Ngoại gia quyền là các môn quyền do từ bên ngoài Trung Hoa truyền vào (như Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra Thiếu Lâm quyền). Tuy vậy, cách giải thích này nghe có vẻ hợp lý hơn cả các lưu thuyết khác[cần dẫn nguồn].
Nói kết luận lại, ngày nay danh từ Nội gia và Ngoại gia trong giới võ thuật am hiểu không còn ai dùng đến nó, thi thoảng chúng ta mới thấy xuất hiện hai danh từ này trong các ấn phẩm cũ và chưa có người biên khảo lại.
Thật ra, tất cả các thuyết giải thích trên chỉ có trong một số tác phẩm võ thuật mà thôi, giới võ thuật Trung Hoa đã phủ nhận hai lý thuyết trên vì không có cơ sở, xem trong các ấn phẩm Thái cực quyền thì chưa có một quyền sư Thái cực quyền Trung Quốc nào nói như thế cả, kể cả các tác phẩm Bát quái chưởng của các quyền sư Trung Quốc cũng không nói như thế bao giờ mà chỉ có một môn phái võ tự xưng danh là Nội gia quyền thời cận đại sau này tích hợp ba môn Thái cực quyền, Bát quái chưởng, và Hình ý quyền của Võ Đang Phái, môn phái Nội gia quyền này khác với bộ môn quyền thuật tên Nội gia quyền do Trương Tam Phong sáng tạo ra.
Thật sự thì, như đã dẫn ở trên, sự lầm lẫn này bắt đầu từ khi vào cuối thế kỷ thứ 19, Lý Tồn Nghĩa (1847-1921) và Lưu Vỹ Tường thành lập với hai võ sư Thái cực quyền và Bát quái chưởng, xưng danh là môn phái Nội gia quyền. Và thế là từ đây bắt đầu sự lầm lẫn với môn Nội gia quyền xưa kia của Trương Tam Phong được ghi lại bởi Hoàng Tông Hy (1610-1695), lâu ngày người ta đều nghĩ là Nội gia bao gồm ba môn Hình ý quyền, Thái cực quyền và Bát quái chưởng.
Như vậy, danh từ Nội gia quyền không phải là một môn phái bao gồm Thái cực quyền, Hình ý quyền, và Bát quái chưởng như xưa nay nhiều người lầm nghĩ [1].
Nội gia quyền chỉ là tên của một bộ môn quyền thuật do Trương Tam Phong sáng tác cùng với Hình ý quyền, Bát quái chưởng và Tượng hình quyền là các bộ môn quyền thuật của Võ Đang phái mà thôi.[2]
Thật ra, nội dung của Võ Đang Quyền về sau này đã trở nên rất phong phú chứ không chỉ gói gọn trong Nội gia quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng. Võ Đang Quyền cũng có rất nhiều bài Tượng hình quyền như Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc,... như Thiếu Lâm quyền mà thường được diễn dịch là Hình ý quyền (Xing Yi Quan) để rồi từ đây có sự lầm lẫn với Hình ý quyền (Lục Hợp Quyền hay Tâm ý bả quyền) của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam.
Trong Võ Đang Quyền thậm chí cũng có các loại Trường quyền y hệt Bắc Thiếu Lâm ví như Hình ý quyền, Bát cực quyền. Xem thế đủ thấy Trương Tam Phong vốn đã xuất thân là đệ tử của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam nhưng ông đã sáng tạo ra một phong cách quyền pháp khoáng đạt hơn, bớt đi những động tác nghiêm ngặt phong tỏa trên-dưới trong-ngoài trước-sau một cách cẩn mật và chặt chẽ như Thiếu Lâm quyền.[3]
Nói tóm gọn lại không nên lầm lẫn giữa danh từ Nội gia quyền chỉ một môn quyền thuật của Trương Tam Phong và danh từ Nội gia quyền chỉ một võ phái mới sau này thành lập thời cận đại ở Trung Quốc tích hợp ba môn Thái cực quyền, Hình ý quyền và Bát quái chưởng.
Bài viết này chỉ đề cập đến môn Nội gia quyền do Trương Tam Phong sáng tạo ra để tránh nhầm lẫn với các môn quyền khác từ xưa đến nay vẫn bị ngộ nhận với võ phái Nội gia quyền thời cận đại vừa được đề cập ở trên.[4]
Có nhiều lưu thuyết giải thích về danh từ Nội gia quyền cho rằng Thái cực quyền là Nội gia quyền chủ tịnh và Thiếu Lâm quyền là Ngoại Gia quyền chủ về động.
Tác phẩm trên giải thích rằng nếu nói như vậy thì Thái cực quyền là tịnh (vì là Nội gia quyền) thì sao trong Thái cực quyền phổ có câu "Bỉ vi động, kỷ tiên động" (nghĩa là khi biết địch sắp động thủ là ta đã phòng thủ và phải chủ động tấn công trước rồi) và "Dẫn tiến lạc không, hợp tức xuất" (nghĩa là dắt địch vừa rơi vào hư không lập tức ta xuất thủ tấn công). Đã vậy trong môn Ưng Trảo công của Thiếu Lâm có những chiêu thức phải chờ đối phương tấn công trước rồi mới phản công, nghĩa là lấy tịnh chế động.
Cũng theo tài liệu trên giải thích rằng theo sách của Vương Chinh Nam tiên sinh do Huỳnh Bá Tước trước thuật thì quyền pháp của Nội gia quyền không có một chút nào giống với Thái cực quyền về nguyên lý quyền pháp, ngoại trừ hình thức vẻ ngoài trông hao hao tựa như nhau. Nội gia quyền rất kỵ lối đánh hai tay cùng xuất chiêu tấn công cùng một lúc (ra đòn hai tay cùng lúc) vì yếu pháp của Nội gia quyền cấm phạm điều tối kỵ là "Song thủ tề xuất" (hai tay cùng xuất thủ) trong khi Thái cực quyền có phép Bằng, Lý, Tê, Án trong phép Thôi thủ trong chiêu thức Lãm tước vĩ (Vuốt đuôi công) mở đầu bài thì hai tay lại cùng xuất thủ trong một lúc.
Trong kỹ pháp của Nội gia quyền, về binh khí thì sử dụng thương, kiếm, việt (búa).
Trong Thái cực quyền, về binh khí lại sử dụng đao, thương, kiếm, kích.
Nếu cho rằng Thái cực quyền do Trương Tam Phong sáng chế ra thì tại sao trong tác phẩm của Huỳnh Bá Tước trước thuật từ Vương Chinh Nam tiên sinh không đề cập đến điều này.
Và tác phẩm Thái cực quyền Toàn Thư này (Hồng Lĩnh) kết luận rằng như vậy hai loại quyền thuật này không thể là một.
Tác phẩm này còn nhắc lại rằng "... Ông Huỳnh Bá Tước còn nói: "Ông Trương Tam Phong rất tinh thông Thiếu Lâm quyền, nên theo đó mà tự sáng chế đối nghịch quyền thuật và vì vậy nó mới có tên là Nội gia". Nói như thế thì Trương Tam Phong cũng chỉ là người đã thụ học Thiếu Lâm quyền kỹ và vì muốn phát huy quyền kỹ Thiếu Lâm ngày càng uy danh quảng đại mà mới sáng lập ra môn phái mới này và căn bản của nó cũng là từ Thiếu Lâm mà ra. Đạo sĩ Trương Tam Phong cũng sẽ không bao giờ vứt bỏ cội nguồn và danh dự của mình bằng việc sáng lập ra môn phái đối nghịch. Danh từ Nội gia quyền tuyệt đối không phải do Trương Tam Phong đặt ra mà chính là do hậu nhân vọng động, bịa đặt ra mà thôi..."
Như vậy Nội gia quyền không phải là hái Cực quyền và Trương Tam Phong không phải là nhân vật bịa đặt, nhưng ta không có nguồn cơ sở tin cậy để xác định ông thật sự là người ở thời đại nào theo như tài liệu Quốc kỷ luận lược của Từ Triết Đông [5] (thời triều đại Bắc Tống hay thời triều đại nhà Nguyên).
Danh từ Nội gia quyền, thật ra, chính là Võ Đang quyền do Trương Tam Phong sáng tạo ra nhưng do người đời sau gọi khác đi mà thôi.
Võ Đang Quyền, cũng như Thiếu Lâm quyền cũng có đầy đủ cương nhu tương tế, nhưng phong cách có khác đi và không còn nét nghiêm nghị và động tác chặt chẽ của Phật gia nữa, xem các tư thế chiêu thức bên ngoài cũng có thể thấy rất rõ.
Nội gia quyền, hay Võ Đang quyền, nhìn kỹ ta thấy có nét linh hoạt và nhanh hơn Thái cực quyền, tốc độ bài quyền khi nhanh khi chậm, khi cương khi nhu, có tiết điệu khi khoan thai khi dồn dập trông thế quyền vẫn còn rất hoạt bát như Thiếu Lâm quyền, bộ hình (các thế tấn bước đi) di chuyển phong phú và đa dạng: khi nhảy lên cao khi xoay tròn, khi lên cao khi xuống thấp, khi tạt sang trái khi tạt sang phải, khi tiến khi lùi thoăn thoắt, trong khi Thái cực quyền từ đầu bài đến cuối bài tốc độ đi đều đều không thay đổi trông rất đơn điệu và buồn tẻ, ngoại trừ Thái cực quyền Trần Gia ở làng Trần Gia câu là có nhanh có chậm, có cương có nhu nhưng đường nét cũng không hề giống Nội gia quyền của Võ Đang chút nào, chỉ tựa hao hao mà thôi.
So với Thái cực quyền, Nội gia quyền của Trương Tam Phong có nội dung phong phú hơn rất nhiều và có cả các loại quyền thuật của Thiếu Lâm quyền như Trường Quyền của Bắc Thiếu Lâm và Tượng Hình Quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, chẳng hạn bài Hình ý quyền, Bát cực quyền, bài Long Hình Quyền, bài Phục Hổ Quyền.
Sau này, các môn đồ của Võ Đang phái có tích hợp thêm Thái cực quyền của làng Trần Gia câu vào lại càng cho người đời sau dễ dàng nhầm lẫn cho rằng Thái cực quyền là do Trương Tam Phong chế tác.[6]
Hơn nữa, qua tài liệu trên [7] Nội gia quyền là loại quyền thuật đối lập Thiếu Lâm quyền, như vậy nó có nét giống với Thái cực quyền là chủ về ôn nhu, trầm ổn, động tác khoan thai, dìu dặt, phong thái tiêu diêu nhàn nhã, lấy chậm chế nhanh, lấy tĩnh chế động. Đó chính là phong cách quyền pháp của Đạo gia. Nhưng nếu nói Nội gia quyền là Thái cực quyền thì không có cơ sở nào có thể cho thấy mối liên hệ giữa chúng với nhau, mọi sự truy tìm trong lịch sử chỉ là vô vọng vì Thái cực quyền, như các quyền sư Dương Trừng Phủ, Trần Vi Minh,... khẳng định là có nguồn gốc từ làng Trần Gia câu ở tỉnh Hà Nam do Trần Vương Đình chế tác. Còn nguồn tài liệu được cho là của Vương Tông Nhạc chỉ ra rằng Thái cực quyền là do Trương Tam Phong chế tác không có bằng cứ thuyết phục và trong các ấn phẩm Thái cực quyền không hề khẳng định điều này.
Võ Đang phái được mở rộng nội dung bao gồm các loại quyền thuật sau:
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nội gia quyền. |