Ở mức độ thái quá, cờ vua được coi như công cụ giáo dục đa năng, từ quân sự, toán học, cho đến đạo đức học; ở mức độ ôn hoà hơn, cờ vua được cho là “hình thành hoặc mài giũa các phẩm chất có giá trị cho con người” như Benjamin Franklin đã tuyên bố ở tiểu luận Đạo đức trong cờ vua (1786).
Vấn đề của thời kì Cờ vua Lãng mạn là cờ vua chưa được chuyên môn hoá cao, người chơi có xu hướng đồng nhất nó với nhiều thứ trong cuộc đời, mà điển hình là chiến tranh, dẫn đến việc họ cho rằng người giỏi điều binh khiển tướng tức là người giỏi đánh cờ, và ngược lại. Và nếu một khi cờ vua được đồng nhất với cuộc đời, thì tư duy cho rằng giỏi cờ vua sẽ trở nên giỏi mọi thứ là tất yếu xảy đến.
Thời kì Cờ vua Khoa học nối tiếp đã giải quyết các vấn đề của Cờ vua Lãng mạn, nhưng nó vẫn để lại tàn dư là tư duy đồng nhất giữa việc giỏi cờ vua hơn với việc thông minh hơn. Liệu tư duy này có đúng? Và với điều kiện khoa học của ngày nay, chúng ta đã trả lời rốt ráo được câu hỏi ấy chưa?
Bài viết này có nhiệm vụ làm rõ vấn đề trên.
Binet làm việc với các đối tượng thí nghiệm là các kiện tướng cờ vua thời bấy giờ như Stanislaus Sittenfeld, Alphonse Goetz, Siegbert Tarrasch, Samuel Rosenthal, bằng cách hỏi rất kĩ về những gì họ nhìn thấy trong tâm trí khi chơi cờ bịt mắt. Kết quả khác xa với dự đoán của Binet, các kiện tướng không hề có trong tâm trí những hình ảnh rõ nét về quân cờ và bàn cờ hơn so với người bình thường.
Những gì họ nhìn thấy giống như bản vẽ tay dưới đây của kiện tướng Stanislaus Sittenfeld.
Phát hiện này không hề mâu thuẫn với các phát hiện sau đó của Adriaan de Groot – một kiện tướng cờ vua và một nhà tâm lí học nhận thức ở giữa thế kỉ thứ hai mươi. Lúc này cờ vua đã trở thành người bạn thân thiết của tâm lí học, và đặc biệt là ngành học mới mẻ thời bấy giờ là tâm lí học nhận thức. Hai nhà tâm lí học William Chase và Herbert Simon có câu ví von nổi tiếng “Cờ vua là loài ruồi giấm của tâm lí học nhận thức” vì các thuộc tính của nó đặc biệt phù hợp với ngành học này trong các vấn đề như đưa ra quyết định, sự chú ý, và ý thức.
Trong công trình đồ sộ Thought and Choice in Chess (1965), de Groot đưa ra một phát hiện có thể gọi là chấn động cả thế giới cờ vua, rằng các kiện tướng thật ra không có sức tính toán cao hơn người bình thường, trí nhớ trên các dữ liệu thô của họ cũng không tốt hơn người bình thường. Căn nguyên cho sự tài giỏi ở cờ vua của họ, đó là họ lưu trữ sẵn trong trí nhớ dài hạn (long-term memory) nhiều hình cờ hơn, và từ đó họ dễ dàng sử dụng trí nhớ hiệu dụng (working memory) để trích xuất các mô hình này hơn nhằm áp dụng vào hình cờ thực tế, từ đó đưa ra các nước đi tốt hơn và nhanh hơn.
Không lâu sau công trình của de Groot, hai nhà tâm lí học Chase và Simon công bố nghiên cứu năm 1973 của họ về vấn đề trí nhớ hình cờ, bằng cách cho các tình nguyện viên nhìn nhanh qua thế cờ trong 5 giây rồi yêu cầu họ tái tạo nó. Kết quả cho thấy: Đối với các thế cờ thực tế, người chơi cờ càng giỏi thì thành tích trong thí nghiệm càng cao; nhưng đối với các thế cờ ngẫu nhiên, kết quả ở mọi tình nguyện viên đều như nhau. Các thế cờ thực tế có nghĩa là hình cờ trong đó là các mô hình có tỉ lệ cao đã được gặp trong khi chơi, thế cờ ngẫu nhiên là hình cờ được xếp tuỳ hứng và khả năng xuất hiện trong ván cờ thực tế là rất thấp. Vậy nên có thể kết luận trí nhớ của kiện tướng và người bình thường là như nhau, trước các dữ liệu họ chỉ mới được thấy lần đầu tiên.
Thứ chi phối đằng sau hiện tượng này là “mẹo chia khối” (chunking). Mẹo chia khối là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong tâm lí học ở thế kỉ thứ hai mươi. Nó là phương pháp chuyển đổi các chi tiết rời rạc thành một khối duy nhất nhằm thuận tiện hơn cho việc ghi nhớ. Chẳng hạn với một dãy số có mười chữ số như 3874905312, sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu chúng ta chia nó ra thành ba khối 387.490.5312 thay vì nhớ mười chữ số riêng biệt.
Điều này cũng lí giải cho chúng ta hiện tượng thường thấy là nếu lâu không chơi cờ thì sức cờ giảm sút thấy rõ. Nếu như sức cờ thể hiện trí thông minh thì phải chăng chúng ta đã kém thông minh đi chỉ vì lâu không chơi cờ? Không đúng. Bản chất hiện tượng này nhằm ở chỗ sức cờ phụ thuộc vào các hình cờ chúng ta lưu trữ được trong trí nhớ dài hạn, và với người thường xuyên chơi cờ, chúng có thể dễ dàng được trí nhớ hiệu dụng trích xuất ra. Còn với người lâu không chơi họ sẽ gặp khó khăn trong việc trích xuất khiến cho việc suy nghĩ và đi quân trở nên kém hơn. Tuy nhiên, khi chơi cờ trở lại được một thời gian, việc trích xuất trở nên dễ dàng hơn khiến cho sức cờ quay về mức độ của ngày xưa, đây là điều mà một số người vẫn gọi là lấy lại được “cảm giác cờ”.
Một số nghiên cứu khoa học đã ủng hộ cho tư tưởng này. Năm 2016, Giovanni Sala và Fernand Gobet đã làm một phân tích tổng hợp trên 24 nghiên cứu và 40 kích thước hiệu ứng, các kết quả đều rất hứa hẹn. Nó cho thấy cờ vua nâng cao thành tích môn toán và khả năng nhận thức tổng thể ở học sinh, thành tích đọc viết thì nâng cao ở mức khiêm tốn hơn. Yêu cầu tối thiểu để có được hiệu ứng là học sinh cần học cờ vua một buổi mỗi tuàn trong suốt năm học.
Tuy nhiên, một bài review năm 2017 cũng của Sala et al. cho biết vấn đề phương pháp luận nghiêm trọng nhất của các nghiên cứu ấy là hầu như không có nghiên cứu nào so sánh giữa các nhóm được tác động bằng cờ vua với các nhóm đối chứng chủ động (tức là nhóm đối chứng nhưng vẫn được tác động bằng một cách khác) để loại trừ các tác dụng giả dược có thể xảy ra.
Ngoài ra, một nghiên cứu mới của Viện Giáo dục Luân Đôn đã cho kết quả khác với các nghiên cứu trên. Nghiên cứu của Viện Giáo dục đã so sánh một nhóm lớn gần 2000 học sinh 9-10 tuổi được dạy cờ vua trong một năm với một nhóm đối chứng thụ động (tức là nhóm đối chứng không được tác động gì cả) cũng gần 2000 học sinh. Kết quả cho thấy hai nhóm có thành tích ở trường học như nhau. Điểm đáng chú ý là nghiên cứu này có lượng mẫu lớn, và bài kiểm tra được làm vào một năm sau khi nhóm tác động đã hoàn thành khoá học cờ vua, nhằm xem xét tác động lâu dài của cờ vua. Và kết quả thu về đều thách thức các nghiên cứu trước đó.
Sala et al. cũng tuyên bố rằng ngay cả khi không có nghiên cứu mới của Viện Giáo dục Luân Đôn thì các nghiên cứu trước đó cũng có nhiều vấn đề. Hai vấn đề đáng quan tâm nhất là:
Hiệu ứng giả dược. Tất cả các nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu của Viện Giáo dục, đều cho thấy học sinh rất vui vẻ khi được đào tạo cờ vua. Sự vui vẻ này có thể khiến các em hào hứng với trường lớp hơn, từ đó việc học sẽ được nâng cao. Nếu như vậy thì bất kì môn học ngoại khoá nào miễn sao khiến học sinh vui vẻ là sẽ cải thiện được thành tích học tập, không riêng gì cờ vua.
Thiếu liên kết nhận thức. Việc cho rằng kĩ năng cờ vua có thể áp dụng vào kĩ năng làm toán chính là ví dụ về sự chuyển giao xa (far transfer). Chuyển giao xa có nghĩa là hiện tượng áp dụng kĩ năng của lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà giữa hai lĩnh vực ấy chỉ liên quan lỏng lẻo với nhau. Các nghiên cứu về chuyển giao xa đã cho thấy hiện tượng này hiếm khi xảy ra, và nếu có cũng chỉ mang tác động rất ít.
Nói tóm lại, Sala et al. kết luận rằng việc học sinh được tiếp xúc với cờ vua có liên quan đến việc nâng cao thành tích học tập. Nhưng liên quan không phải là nhân quả, việc nâng cao thành tích có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác cờ vua. Các nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ tác dụng giáo dục của cờ vua và yêu cầu có thêm nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là nghiên cứu có so sánh với nhóm đối chứng chủ động để loại trừ hiệu ứng giả dược.
Tôi không phủ nhận rằng trong giới kiện tướng cờ vua có rất nhiều trí thức lỗi lạc, trong các em nhỏ giỏi cờ vua có rất nhiều nhân tài tiềm năng, thế nhưng tương quan không phải là nhân quả. Bởi vì có thể các nhân tài thì thường giỏi cờ vua, nhưng không phải những người giỏi cờ vua thì là nhân tài.
Qua các nghiên cứu mà tôi giới thiệu, chúng ta có thể chắc chắn rằng với người trưởng thành thì khả năng tính toán và ghi nhớ ở kiện tướng và người bình thường là như nhau. Bí quyết ở đây là các kiện tướng đã sử dụng bộ não của họ theo một hướng khác nhằm phục vụ cho chuyên môn chơi cờ. Việc điều hướng bộ não như thế này là việc thảy chúng ta đều làm được để phục vụ chuyên môn riêng của mỗi ngành nghề trong xã hội (nhưng tôi không ngụ ý rằng mọi người đều có thành tích ngang nhau ngay cả khi sử dụng bộ não theo cùng một hướng).
Sự liên quan giữa việc được đào tạo cờ vua với việc cải thiện thành tích học tập ở các em nhỏ học sinh cũng tiếp tục là vấn đề của sự tương quan không phải là nhân quả. Rất có thể việc học sinh có tiết học ngoại khoá giúp các em vui vẻ là nguyên nhân cải thiện thành tích, vậy thì phương án khôn ngoan hơn là dạy đa dạng các môn – như kịch nghệ, chơi đàn, chơi bóng, v.v. chẳng hạn – thay vì chỉ dạy mỗi cờ vua.
Vậy nên tư tưởng giỏi cờ vua cũng đồng nghĩa giỏi tính toán – hoặc những thứ tương tự – dẫu rằng nghe thuận trực giác và đã được hậu thuẫn bởi một lịch sử dài, nhưng chúng ta buộc phải thừa nhận rằng nó chưa được chứng minh, do đó không phải sự thật.
Dũng cảm buông bỏ thành kiến lâu năm – đây chính là nét đẹp của trí tuệ và là điều đáng tự hào của một con người sống trong thời kì khoa học.
• Sala, Giovanni, et al. “The Effects of Chess Instruction on Pupils’ Cognitive and Academic Skills: State of the Art and Theoretical Challenges.” Frontiers in Psychology, vol. 8, 23 Feb. 2017, https://doi.org/10.3389/fpsyg.2017.00238.
Vấn đề của thời kì Cờ vua Lãng mạn là cờ vua chưa được chuyên môn hoá cao, người chơi có xu hướng đồng nhất nó với nhiều thứ trong cuộc đời, mà điển hình là chiến tranh, dẫn đến việc họ cho rằng người giỏi điều binh khiển tướng tức là người giỏi đánh cờ, và ngược lại. Và nếu một khi cờ vua được đồng nhất với cuộc đời, thì tư duy cho rằng giỏi cờ vua sẽ trở nên giỏi mọi thứ là tất yếu xảy đến.
Thời kì Cờ vua Khoa học nối tiếp đã giải quyết các vấn đề của Cờ vua Lãng mạn, nhưng nó vẫn để lại tàn dư là tư duy đồng nhất giữa việc giỏi cờ vua hơn với việc thông minh hơn. Liệu tư duy này có đúng? Và với điều kiện khoa học của ngày nay, chúng ta đã trả lời rốt ráo được câu hỏi ấy chưa?
Bài viết này có nhiệm vụ làm rõ vấn đề trên.
1. Cờ vua và tâm lí học
Bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ mười chín, cờ vua đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành tâm lí học, mà một trong những người tiên phong là Alfred Binet. Nhà tâm lí học người Pháp này có hứng thú với hiện tượng chơi cờ bịt mắt của các kiện tướng. Công trình nghiên cứu của ông đã bác bỏ lối tư duy thông thường của thời đại ấy và của chính ông rằng các kiện tướng có khả năng ghi nhớ hình ảnh giỏi hơn người thường.Binet làm việc với các đối tượng thí nghiệm là các kiện tướng cờ vua thời bấy giờ như Stanislaus Sittenfeld, Alphonse Goetz, Siegbert Tarrasch, Samuel Rosenthal, bằng cách hỏi rất kĩ về những gì họ nhìn thấy trong tâm trí khi chơi cờ bịt mắt. Kết quả khác xa với dự đoán của Binet, các kiện tướng không hề có trong tâm trí những hình ảnh rõ nét về quân cờ và bàn cờ hơn so với người bình thường.
Những gì họ nhìn thấy giống như bản vẽ tay dưới đây của kiện tướng Stanislaus Sittenfeld.
Phát hiện này không hề mâu thuẫn với các phát hiện sau đó của Adriaan de Groot – một kiện tướng cờ vua và một nhà tâm lí học nhận thức ở giữa thế kỉ thứ hai mươi. Lúc này cờ vua đã trở thành người bạn thân thiết của tâm lí học, và đặc biệt là ngành học mới mẻ thời bấy giờ là tâm lí học nhận thức. Hai nhà tâm lí học William Chase và Herbert Simon có câu ví von nổi tiếng “Cờ vua là loài ruồi giấm của tâm lí học nhận thức” vì các thuộc tính của nó đặc biệt phù hợp với ngành học này trong các vấn đề như đưa ra quyết định, sự chú ý, và ý thức.
Trong công trình đồ sộ Thought and Choice in Chess (1965), de Groot đưa ra một phát hiện có thể gọi là chấn động cả thế giới cờ vua, rằng các kiện tướng thật ra không có sức tính toán cao hơn người bình thường, trí nhớ trên các dữ liệu thô của họ cũng không tốt hơn người bình thường. Căn nguyên cho sự tài giỏi ở cờ vua của họ, đó là họ lưu trữ sẵn trong trí nhớ dài hạn (long-term memory) nhiều hình cờ hơn, và từ đó họ dễ dàng sử dụng trí nhớ hiệu dụng (working memory) để trích xuất các mô hình này hơn nhằm áp dụng vào hình cờ thực tế, từ đó đưa ra các nước đi tốt hơn và nhanh hơn.
Không lâu sau công trình của de Groot, hai nhà tâm lí học Chase và Simon công bố nghiên cứu năm 1973 của họ về vấn đề trí nhớ hình cờ, bằng cách cho các tình nguyện viên nhìn nhanh qua thế cờ trong 5 giây rồi yêu cầu họ tái tạo nó. Kết quả cho thấy: Đối với các thế cờ thực tế, người chơi cờ càng giỏi thì thành tích trong thí nghiệm càng cao; nhưng đối với các thế cờ ngẫu nhiên, kết quả ở mọi tình nguyện viên đều như nhau. Các thế cờ thực tế có nghĩa là hình cờ trong đó là các mô hình có tỉ lệ cao đã được gặp trong khi chơi, thế cờ ngẫu nhiên là hình cờ được xếp tuỳ hứng và khả năng xuất hiện trong ván cờ thực tế là rất thấp. Vậy nên có thể kết luận trí nhớ của kiện tướng và người bình thường là như nhau, trước các dữ liệu họ chỉ mới được thấy lần đầu tiên.
Thứ chi phối đằng sau hiện tượng này là “mẹo chia khối” (chunking). Mẹo chia khối là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong tâm lí học ở thế kỉ thứ hai mươi. Nó là phương pháp chuyển đổi các chi tiết rời rạc thành một khối duy nhất nhằm thuận tiện hơn cho việc ghi nhớ. Chẳng hạn với một dãy số có mười chữ số như 3874905312, sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu chúng ta chia nó ra thành ba khối 387.490.5312 thay vì nhớ mười chữ số riêng biệt.
Điều này cũng lí giải cho chúng ta hiện tượng thường thấy là nếu lâu không chơi cờ thì sức cờ giảm sút thấy rõ. Nếu như sức cờ thể hiện trí thông minh thì phải chăng chúng ta đã kém thông minh đi chỉ vì lâu không chơi cờ? Không đúng. Bản chất hiện tượng này nhằm ở chỗ sức cờ phụ thuộc vào các hình cờ chúng ta lưu trữ được trong trí nhớ dài hạn, và với người thường xuyên chơi cờ, chúng có thể dễ dàng được trí nhớ hiệu dụng trích xuất ra. Còn với người lâu không chơi họ sẽ gặp khó khăn trong việc trích xuất khiến cho việc suy nghĩ và đi quân trở nên kém hơn. Tuy nhiên, khi chơi cờ trở lại được một thời gian, việc trích xuất trở nên dễ dàng hơn khiến cho sức cờ quay về mức độ của ngày xưa, đây là điều mà một số người vẫn gọi là lấy lại được “cảm giác cờ”.
2. Cờ vua và điểm số học đường
Phần trên chúng ta đã biết được rằng xét về khả năng tính toán hay ghi nhớ, các đại kiện tướng không có gì vượt trội so với người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu giáo dục vẫn là một khát khao lớn, và tư duy thông thường rằng cờ vua cải thiện trí óc vẫn là một suy nghĩ kiên cố của con người. Vậy nên trong thế kỉ này người ta vẫn còn duy trì tư tưởng coi cờ vua như một công cụ giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là môn toán.Một số nghiên cứu khoa học đã ủng hộ cho tư tưởng này. Năm 2016, Giovanni Sala và Fernand Gobet đã làm một phân tích tổng hợp trên 24 nghiên cứu và 40 kích thước hiệu ứng, các kết quả đều rất hứa hẹn. Nó cho thấy cờ vua nâng cao thành tích môn toán và khả năng nhận thức tổng thể ở học sinh, thành tích đọc viết thì nâng cao ở mức khiêm tốn hơn. Yêu cầu tối thiểu để có được hiệu ứng là học sinh cần học cờ vua một buổi mỗi tuàn trong suốt năm học.
Tuy nhiên, một bài review năm 2017 cũng của Sala et al. cho biết vấn đề phương pháp luận nghiêm trọng nhất của các nghiên cứu ấy là hầu như không có nghiên cứu nào so sánh giữa các nhóm được tác động bằng cờ vua với các nhóm đối chứng chủ động (tức là nhóm đối chứng nhưng vẫn được tác động bằng một cách khác) để loại trừ các tác dụng giả dược có thể xảy ra.
Ngoài ra, một nghiên cứu mới của Viện Giáo dục Luân Đôn đã cho kết quả khác với các nghiên cứu trên. Nghiên cứu của Viện Giáo dục đã so sánh một nhóm lớn gần 2000 học sinh 9-10 tuổi được dạy cờ vua trong một năm với một nhóm đối chứng thụ động (tức là nhóm đối chứng không được tác động gì cả) cũng gần 2000 học sinh. Kết quả cho thấy hai nhóm có thành tích ở trường học như nhau. Điểm đáng chú ý là nghiên cứu này có lượng mẫu lớn, và bài kiểm tra được làm vào một năm sau khi nhóm tác động đã hoàn thành khoá học cờ vua, nhằm xem xét tác động lâu dài của cờ vua. Và kết quả thu về đều thách thức các nghiên cứu trước đó.
Sala et al. cũng tuyên bố rằng ngay cả khi không có nghiên cứu mới của Viện Giáo dục Luân Đôn thì các nghiên cứu trước đó cũng có nhiều vấn đề. Hai vấn đề đáng quan tâm nhất là:
Hiệu ứng giả dược. Tất cả các nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu của Viện Giáo dục, đều cho thấy học sinh rất vui vẻ khi được đào tạo cờ vua. Sự vui vẻ này có thể khiến các em hào hứng với trường lớp hơn, từ đó việc học sẽ được nâng cao. Nếu như vậy thì bất kì môn học ngoại khoá nào miễn sao khiến học sinh vui vẻ là sẽ cải thiện được thành tích học tập, không riêng gì cờ vua.
Thiếu liên kết nhận thức. Việc cho rằng kĩ năng cờ vua có thể áp dụng vào kĩ năng làm toán chính là ví dụ về sự chuyển giao xa (far transfer). Chuyển giao xa có nghĩa là hiện tượng áp dụng kĩ năng của lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà giữa hai lĩnh vực ấy chỉ liên quan lỏng lẻo với nhau. Các nghiên cứu về chuyển giao xa đã cho thấy hiện tượng này hiếm khi xảy ra, và nếu có cũng chỉ mang tác động rất ít.
Nói tóm lại, Sala et al. kết luận rằng việc học sinh được tiếp xúc với cờ vua có liên quan đến việc nâng cao thành tích học tập. Nhưng liên quan không phải là nhân quả, việc nâng cao thành tích có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác cờ vua. Các nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ tác dụng giáo dục của cờ vua và yêu cầu có thêm nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là nghiên cứu có so sánh với nhóm đối chứng chủ động để loại trừ hiệu ứng giả dược.
3. Tổng kết
Nhìn chung, ngày nay cờ vua đã được nhấc ra khỏi bệ thờ trong quá khứ, nhưng mặt khác nó cũng không vì thế mà trở nên tồi tệ.Tôi không phủ nhận rằng trong giới kiện tướng cờ vua có rất nhiều trí thức lỗi lạc, trong các em nhỏ giỏi cờ vua có rất nhiều nhân tài tiềm năng, thế nhưng tương quan không phải là nhân quả. Bởi vì có thể các nhân tài thì thường giỏi cờ vua, nhưng không phải những người giỏi cờ vua thì là nhân tài.
Qua các nghiên cứu mà tôi giới thiệu, chúng ta có thể chắc chắn rằng với người trưởng thành thì khả năng tính toán và ghi nhớ ở kiện tướng và người bình thường là như nhau. Bí quyết ở đây là các kiện tướng đã sử dụng bộ não của họ theo một hướng khác nhằm phục vụ cho chuyên môn chơi cờ. Việc điều hướng bộ não như thế này là việc thảy chúng ta đều làm được để phục vụ chuyên môn riêng của mỗi ngành nghề trong xã hội (nhưng tôi không ngụ ý rằng mọi người đều có thành tích ngang nhau ngay cả khi sử dụng bộ não theo cùng một hướng).
Sự liên quan giữa việc được đào tạo cờ vua với việc cải thiện thành tích học tập ở các em nhỏ học sinh cũng tiếp tục là vấn đề của sự tương quan không phải là nhân quả. Rất có thể việc học sinh có tiết học ngoại khoá giúp các em vui vẻ là nguyên nhân cải thiện thành tích, vậy thì phương án khôn ngoan hơn là dạy đa dạng các môn – như kịch nghệ, chơi đàn, chơi bóng, v.v. chẳng hạn – thay vì chỉ dạy mỗi cờ vua.
Vậy nên tư tưởng giỏi cờ vua cũng đồng nghĩa giỏi tính toán – hoặc những thứ tương tự – dẫu rằng nghe thuận trực giác và đã được hậu thuẫn bởi một lịch sử dài, nhưng chúng ta buộc phải thừa nhận rằng nó chưa được chứng minh, do đó không phải sự thật.
Dũng cảm buông bỏ thành kiến lâu năm – đây chính là nét đẹp của trí tuệ và là điều đáng tự hào của một con người sống trong thời kì khoa học.
Tài liệu tham khảo
• Shenk, David. The Immortal Game: A History of Chess, or How 32 Carved Pieces on a Board Illuminated Our Understanding of War, Art, Science and the Human Brain. 2006. Reprint ed., New York, Anchor Books, 2 Oct. 2007.• Sala, Giovanni, et al. “The Effects of Chess Instruction on Pupils’ Cognitive and Academic Skills: State of the Art and Theoretical Challenges.” Frontiers in Psychology, vol. 8, 23 Feb. 2017, https://doi.org/10.3389/fpsyg.2017.00238.
TORNAD
Hình ảnh được tạo nhờ AI
400
|
3/5/2024 9:00:07 PM