Nebetah

Nebetah
Công chúa Ai Cập cổ đại
Tượng JE33906, Nebetah đứng dưới chân phải của Amenhotep III, Henuttaneb đứng giữa cha mẹ.
Thông tin chung
Chữ tượng hình
nb.t-ꜥḥ
nb
t
O11a
pr
B1
Thân phụAmenhotep III
Thân mẫuTiye

Nebetah (tiếng Ai Cập: nb.t-ꜥḥ) là một công chúa Ai Cập cổ đại sống vào thời kỳ Vương triều thứ 18. Tên gọi của công chúa có thể tạm dịch là "Nữ chúa của những Cung điện".[1]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nebetah là một người con gái ít được biết đến của Pharaon Amenhotep III và vương hậu Tiye, tương tự Beketaten. Joyce Tyldesley cho rằng, Beketaten có thể là tên khác của công chúa Nebetah.[2]

Nebetah chỉ được biết đến duy nhất trên bức tượng JE33906, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập. Bức tượng này được tạc từ đá nguyên khối, cao 7 mét, khắc họa hình ảnh Amenhotep IIITiye. Đứng dưới họ là 3 người con gái nhưng chỉ có một bức tượng tương đối còn nguyên vẹn ở giữa hai người, đó là tượng của Henuttaneb, tượng Nebetah nhỏ hơn (hư hỏng phần lớn) ở phía bên phải Amenhotep và công chúa còn lại (bên trái Henuttaneb, tượng không còn) không rõ tên.[3][4]

Nebetah chưa từng được phong làm Vương hậu Chánh cung ("Great Royal Wife") như hai SitamunIset, có thể là cả Henuttaneb (Henuttaneb tuy không được phong hậu nhưng lại được nhận các đặc quyền như vương hậu). Có vẻ như, Nebetah còn quá nhỏ để được như các chị của mình.[5]

Xác ướp "Younger Lady"

[sửa | sửa mã nguồn]

Qua kết quả xét nghiệm DNA, xác ướp mang tên gọi Younger Lady đã được xác định là mẹ đẻ của Pharaon Tutankhamun, và người này cũng là chị em ruột với Akhenaten, tức Younger Lady cũng là con của Amenhotep III và Tiye. Nebetah hoặc Beketaten, theo phỏng đoán, có thể là chủ nhân của xác ướp này và là mẹ của Tutankhamun.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ranke, Hermann (1935). Die Ägyptischen Personennamen, Bd. 1: Verzeichnis der Namen (PDF). Glückstadt: J.J. Augustin. tr. 188.
  2. ^ Tyldesley, Joyce A. (2005). Nefertiti: Egypt's Sun Queen . Penguin. tr. 207. ISBN 978-0-14-194979-6.
  3. ^ David B. O'Connor; Eric H. Cline biên tập (2001). Amenhotep III: Perspectives on His Reign. Ann Arbor, Michigan: Đại học Michigan. tr. 7. ISBN 0-472-10742-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  4. ^ El-Shahawy, Abeer (2005). The Egyptian Museum in Cairo : a walk through the alleys of ancient Egypt. Ảnh chụp bởi Farid S. Atiya. Cairo: Farid Atiya Press. tr. 183. ISBN 977-17-2183-6.
  5. ^ Tyldesley (2001), sđd, tr.62
  6. ^ Hawass, Zahi; và cộng sự (17 tháng 2 năm 2010). “Ancestry and Pathology in King Tutankhamun's Family”. JAMA. 303 (7): 638–647. doi:10.1001/jama.2010.121. ISSN 0098-7484.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan