Iset (con gái Amenhotep III)

Iset
Công chúa Ai Cập cổ đại
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Hai chị em Iset và Henuttaneb (phù điêu tại Soleb)
Thông tin chung
Hôn phốiAmenhotep III
Chữ tượng hình
ꜣst
<
Hnw
t
tA
N21 Z1
nb
>
Thân phụAmenhotep III
Thân mẫuTiye

Iset (tiếng Ai Cập: ꜣst) là một công chúa Ai Cập cổ đại sống vào thời kỳ Vương triều thứ 18. Tên của bà được đặt theo nữ thần Isis.[1]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Iset là một trong số những người con gái được biết đến rõ ràng của Pharaon Amenhotep III và vương hậu Tiye. Bà có khả năng là con gái thứ hai, đứng sau Sitamun.

Iset, cùng với người em Henuttaneb, được biết đến qua phù điêu trên một ngôi đền ở Soleb, và cả hai cũng được nhắc đến trên một phiến đá carnelian (hiện lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).[1] Tên của cả hai chị em đều được đóng khung cartouche, một đặc quyền chỉ dành cho vua và hậu.

Như người chị cả Sitamun, Iset cũng được phong làm Vương hậu Chánh cung của chính cha mình, Amenhotep III. Sitamun được phong hậu vào năm thứ 30 của vua cha, còn Iset thì không rõ. Danh hiệu này xuất hiện trên một bức tượng nhỏ của Iset (nằm trong bộ sưu tập của George Ortiz), trên đó có khắc dòng chữ "người tổ chức lại lễ Sed". Amenhotep III tổ chức lễ Sed lần đầu vào năm thứ 30, sau đó là năm thứ 34 và 37. Vì vậy, Iset có lẽ được phong hậu sớm nhất là vào năm thứ 34 của Amenhotep.[2]

Sitamun và Iset đều được phong hậu vào thời điểm Amenhotep tổ chức lễ Sed, nên có lẽ hai cuộc "hôn nhân" này mang hơi hướng thần thánh hóa hơn là vì mục đích dục vọng, vì các Pharaon luôn coi mình là hiện thân của thần Amun.[3]

Trên bức tượng lớn từ Medinet Habu hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập (số hiệu JE33906), Amenhotep IIITiye cùng xuất hiện với ba người con gái, hai trong số đó là HenuttanebNebetah. Bức tượng người con gái còn lại ở bên trái Tiye đã bị hư hỏng và mất tên, có khả năng là Iset.

Sau khi Amenhotep III băng hà, Iset cũng không còn được nhắc đến kể từ đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Arnold, Dorothea; Green, Lyn; Allen, James (1996). The Royal Women of Amarna Images of Beauty from Ancient Egypt. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. tr. 8–9.
  2. ^ David B. O'Connor; Eric H. Cline biên tập (2001). Amenhotep III: Perspectives on His Reign. Ann Arbor, Michigan: Đại học Michigan. tr. 7. ISBN 0-472-10742-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  3. ^ Dodson, Aidan (2014). Amarna Sunrise: Egypt from Golden Age to Age of Heresy. Đại học Mỹ ở Cairo. tr. 45–46. ISBN 978-1-61797-561-5.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống