Ngô Thì Du

Ngô Thì Du
Tên chữTrưng Phủ
Tên hiệuVăn Bác
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1772
Nơi sinh
Nghệ An
Mất1840
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Ngô Thì Đạo
Nghề nghiệpnhà văn
Quốc tịchnhà Nguyễn

Ngô Thì Du (chữ Hán: 吳時悠, 1772-1840) là nhà văn và là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Thì Du tên tự là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác, sinh tại Nghệ An vào mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772) khi cha ông mang theo gia đình vào trấn nhậm ở đó. Tuy nhiên quê gốc của ông là làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông là con của danh sĩ Ngô Thì Đạo (em Ngô Thì Sĩ) với người vợ thứ.

Mặc dù siêng học và học giỏi, nhưng ông không đỗ đạt. Năm 1788, khi Nguyễn Huệ tiến binh ra Bắc lần thứ hai, ông theo cha chạy về huyện Kim Bảng (Hà Nam), rồi Nam Chân (Nam Định) và nhiều nơi khác nữa. Mãi đến 8 năm sau, ông mới trở lại quê (làng Tả Thanh Oai) dựng nhà làm ruộng.

Năm 1802, sau khi cha mất và chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, ông rời làng chạy về bên nhà thông gia.

Khi ông đã ngoài 40 tuổi, gặp lúc triều đình nhà Nguyễn ban chiếu cầu người tài ra giúp nước, thấy ông là người giỏi nhưng nghèo, bạn bè khuyên ông ra làm quan. Sau khi viên trấn thần ghi tên ông đệ lên, ông được bổ làm Đốc học Hải Dương. Nhưng chẳng bao lâu thì ông buồn nản, nhớ quê nên thường đau ốm luôn.

Năm 1821, sau cái chết của người anh họ là Ngô Thì Hương (con út Ngô Thì Sĩ) và của người cháu (1822), ông càng buồn chán nên đã làm đơn xin thôi việc. Tuy nhiên, mãi đến năm 1827 đời vua Minh Mạng, nguyện vọng của ông mới được chấp thuận. Từ đó ông sống ở quê là làng Tả Thanh Oai cho đến khi mất năm 1840, thọ 68 tuổi.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của Ngô Thì Du có:

  • Trung Phủ công thi văn (Thơ văn của ông Trung Phủ), gồm 76 bài gồm thơ, vănphú.
  • Ngô gia thế phả tông thống truyền văn ký
  • Tân đàm tâm kính, là sách nghiên cứu về Phật học.

Ngoài ra, ông còn là tác giả 7 hồi tiếp theo (hồi thứ 8 đến hồi thứ 14) của Hoàng Lê nhất thống chí [1].

Nhìn chung, thơ văn ông sáng sủa, chân chất; nhiều khi cảm động, thiết tha. Ông ưa dùng các thể văn xuôi, phú và thơ cổ thể trường thiên (ngũ ngôn hoặc thất ngôn) để tả thực hoàn cảnh sống mà ông từng nếm trải...[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Tú Châu (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1078) và Trần Nghĩa (Hoàng Lê nhất thống chí, trang 5).
  2. ^ Theo Phạm Tú Châu, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1078.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập in chung). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2003.
  • Phạm Tú Châu, mục từ Ngô Thì Du trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1992.
  • Trần Nghĩa, Hoàng Lê nhất thống chí. Nhà xuất bản Văn học, 2006.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Cô có vẻ ngoài của một con người hoặc Elf, làn da của cô ấy có những vệt gỗ óng ánh và mái tóc của cô ấy là những chiếc lá màu xanh tươi
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.