Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Anh. (tháng 7 năm 2024) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Phú (chữ Nho: 賦) là một thể văn chương cổ của Trung Quốc và Việt Nam, xuất phát từ Trung Quốc. Đây là một thể văn vần có từ thời nhà Hán nhưng thể phú thông dụng nhất tại Việt Nam là loại đặt ra từ đời nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Những thể khác ít dùng là:
Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.
Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Tế Xương:
Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, có tên là:
Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ, gọi là tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.
Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này.tháng 7 năm 2024) ( |
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. (tháng 7 năm 2024) |
Thể phú được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường). Văn chương tiếng Việt còn lưu lại những bài phú nổi tiếng như bài "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成道歌) của vua Trần Nhân Tông,[2][3] soạn bằng chữ Nôm[4] Thế kỷ 19 thì còn truyền lại bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng. Phú chữ Hán thì có bài "Ngọc tỉnh liên phú" của Mạc Đĩnh Chi và "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu.[2] Ngoài ra văn chương Việt Nam còn dùng thể Đường phú để làm văn tế.