Nguyễn Đình Bảng

Nguyễn Đình Bảng
Sinh27 tháng 12, 1942 (81 tuổi)[1]
Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpNhạc viện Hà Nội
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhÂm nhạc
Nơi công tác

Nguyễn Đình Bảng (sinh năm 1942) là nhạc sĩ người Việt Nam.

Ông sinh ngày 27 tháng 12 năm 1942 ở Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Trước đây, ông công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Băng đĩa (DIHAVINA). Trú quán tại Khu tập thể Nhà hát Chèo Việt Nam, Mai Dịch, Hà Nội.

Nguyễn Đình Bảng nguyên là nhạc công Đoàn Chèo Trung ương, tham gia biểu diễn phục vụ ở Trường Sơn, trên các sân khấu trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội, ông về làm biên tập âm nhạc cho DIHAVINA đến khi nghỉ hưu. Nguyễn Đình Bảng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc: Giải Nhất và Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1994: Khỏa trần Trường SơnTình quê (thơ Hàn Mặc Tử); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995: Du thuyền sông Lam; Giải Ba ca khúc và khí nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996: Ngôi sao biển và Ballade giao hưởng Thị Kính - Thị Mầu.

Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2007, với cụm tỏc phẩm: Thời hoa đỏ (thơ Thanh Tùng), Du thuyền trên sông Lam, Khỏa trần Trường Sơn, Ngôi sao biển, Baleade giao hưởng Thị Kính – Thị Mầu.

Phong cách sáng tác[1]

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy trăn trở nhiều cho sáng tác, nhưng mãi đến năm 1987, sau khi bài hát Cơn mưa em bất chợt được quần chúng yêu thích rộng rãi, Nguyễn Đình Bảng mới được biết đến như một nhạc sĩ có phong cách của thời kỳ đổi mới. Từ đó, ông liên tục có những tác phẩm đáng chú ý như: Thời hoa đỏ (thơ Thanh Tùng), Hai nửa vầng trăng (phỏng thơ Hoàng Hữu), Mùa xuân về, Tuổi mới yêu, Khỏa trần Trường Sơn... Đã có Album Audio Thời hoa đỏ, Khỏa trần Trường SơnTuyển chọn ca khúc Nguyễn Đình Bảng (Nxb. Âm nhạc,1995).

Các sáng tác[1][2]

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Đình Bảng có sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, tiêu biểu là bản ballade Thị Kính-Thị Mầu.

Nguyễn Đình Bảng sáng tác nhiều ca khúc như:

  • Cơn mưa em bất chợt
  • Thời hoa đỏ (phỏng thơ Thanh Tùng)
  • Hai nửa vầng trăng (phỏng thơ Hoàng Hữu)
  • Mùa xuân về
  • Tuổi mới yêu
  • Khỏa trần Trường Sơn
  • Ngôi sao biển

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h http://baicadicungnamthang.net/nhac-si/nguyen-dinh-bang
  2. ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 233

Thời hoa đỏ

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

‘Thời hoa đỏ’ - nhớ về những năm tháng tuổi trẻ

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan