Nguyễn Hồng Đào

Nguyễn Hồng Đào (1920 - 6 tháng 10 năm 1962), bí danh Tư Hồ, là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Tân Bình, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Sài Gòn - Gia Định.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông quê ở xã Tân Sơn Nhì, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay là phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám, từng được cử giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Tân Bình. Năm 1959, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Định.[1] Năm 1960, sau khi Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn được sát nhập với Tỉnh ủy Gia Định và lập thành khu Sài Gòn – Gia Định, ông được cử làm Ủy viên Ban thường vụ.[2][3] Đến giai đoạn 1961 - 1962, ông trở thành Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Sài Gòn - Gia Định.[4][5] Ông hi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1962 tại Bến Cát, tỉnh Bình Dương, 42 tuổi.

Tên ông được đặt cho một con đường tại Phường 14, quận Tân Bình và một trường trung học cơ sở tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Trọng Tân (2000). Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: sơ thảo, Tập 2. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 70. OCLC 34564697.
  2. ^ Thùy Trâm (ngày 20 tháng 4 năm 2015). "Vì sao có chiến trường Gò Môn". Mạng Thông Tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.[liên kết hỏng]
  3. ^ Thái Văn Thơ (2018). "Xây dựng và phát triển lực lượng Cách mạng tiến tới đồng khởi ở Gia Định (1955 - 1960)". Tạp chí Khoa học, Khoa học xã hội. Quyển 15 số 2. tr. 173–184. ISSN 1859-3100. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Hồ Sĩ Thành (2001). Địa đạo Củ Chi: 100 câu hỏi đáp. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 95. OCLC 49261029.
  5. ^ Hồ Sĩ Thành (2005). Bộ tư lệnh Miền. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 59. OCLC 71800207.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Bellriver một trong những quân sư chiến lược gia trong hàng ngũ 41 Đấng Tối Cao của Đại Lăng Nazarick