Nguyễn Huy Tiến

Nguyễn Huy Tiến
Chức vụ
Nhiệm kỳ26 tháng 8 năm 2024 – nay
116 ngày
Chủ tịch nướcTô Lâm Lương Cường
Phó Viện trưởng
Tiền nhiệmLê Minh Trí
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ5 tháng 9 năm 2018 – 26 tháng 8 năm 2024
6 năm, 106 ngày
Viện trưởngLê Minh Trí
Tiền nhiệmNguyễn Hải Phong
Kế nhiệmTrống
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ20 tháng 4 năm 2017 – 5 tháng 9 năm 2018
1 năm, 138 ngày
Tiền nhiệmDương Văn Phùng
Kế nhiệmTăng Ngọc Tuấn (từ 21/9/2018)[1]
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 2015 – 20 tháng 4 năm 2017
1 năm, 293 ngày
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmNguyễn Quang Thành
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình
Nhiệm kỳ3 tháng 6 năm 2013 – 1 tháng 6 năm 2015
1 năm, 363 ngày
Tiền nhiệmPhạm Hồng Tâm
Kế nhiệmNguyễn Xuân Sanh
Vị tríTỉnh Quảng Bình
Thông tin cá nhân
Danh hiệuKiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quốc tịchViệt Nam
Sinh1968 (55–56 tuổi)
Dân tộcKinh
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Luật

Nguyễn Huy Tiến (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1968)[2] là một Kiểm sát viên và chính khách người Việt Nam . Ông hiện là Bí thư Ban cán sự đảng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 6 năm 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Viện Thực hành công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm 1 tại Hà Nội, giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình thay cho ông Phạm Hồng Tâm để ông Tâm chữa bệnh.[3]

Tháng 7 năm 2015, Nguyễn Huy Tiến là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.[4]

Từ ngày 20 tháng 4 năm 2017, ông Nguyễn Huy Tiến được bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam (Vụ 5) theo Quyết định số 08/QĐ-VKSTC ngày 19/4/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lúc này ông là Kiểm sát viên cao cấp.[5]

Ngày 7 tháng 9 năm 2018, Nguyễn Huy Tiến được Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trao quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[6][7]

Ngày 16 tháng 10 năm 2018, Nguyễn Huy Tiến được Chủ tịch nước Việt Nam bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Quyết định số 1836/QĐ-CTN ngày 16/10/2018.[8]

Ngày 29 tháng 4 năm 2020, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký Quyết định số 2075-QĐNS/TW ngày 29/4/2020 về việc chỉ định Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao giữ chức vụ Phó Bí thư Ban cán sự đảng VKSND tối cao.[9]

Tháng 6 năm 2020, ông giữ chức vụ Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao.[9] Từ ngày 9 tháng 6 năm 2020, ông được Viện trưởng Lê Minh Trí phân công trực tiếp chỉ đạo công tác của 6 đơn vị là Vụ 3, Vụ 4, Vụ 7, Vụ 8, Vụ 12, Cục 1 và 25 viện kiểm sát nhân dân địa phương vùng bắc bộ.[9] Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên VKSND tối cao.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều động, bổ nhiệm 02 Vụ trưởng”.
  2. ^ “Danh sách Giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của ngành kiểm sát nhân dân” (PDF). Trường Kiểm sát TPHCM. 2017-04-24. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ D.C.H (4 tháng 6 năm 2013). “Công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình”. Báo Quảng Bình. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Nguyễn Long (3 tháng 7 năm 2015). “Lễ ra mắt Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội”. Tạp chí kiểm sát. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “Trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 29 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 54 (trợ giúp)
  6. ^ TTXVN. “VKSND Tối cao có thêm 2 tân phó viện trưởng”. Báo Người lao động. 2018-09-07. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  7. ^ Đông Hưng (ngày 7 tháng 9 năm 2018). “Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”. Báo An ninh thủ đô. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao và Kiểm sát viên cao cấp”. VKS cấp cao tại TPHCM. 2018-11-23. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ a b c d Trịnh Quyết (ngày 13 tháng 6 năm 2020). “Trao Quyết định chỉ định chức vụ và phân công nhiệm vụ của lãnh đạo VKSND tối cao”. Kiểm sát. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Nhân vật Rufus - Overlord
Nhân vật Rufus - Overlord
Rufus người nắm giữ quyền lực cao trong Pháp Quốc Slane
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn