Nguyễn Minh Nhị

Nguyễn Minh Nhị
Bảy Nhị
Chức vụ
Nhiệm kỳ2001 – 6/2004
Kế nhiệmNguyễn Hoàng Việt
Vị tríTỉnh An Giang
Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang
Vị tríTỉnh An Giang
Thông tin cá nhân
Sinh1946 (77–78 tuổi)
Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Họ hàngNguyễn Minh Đào (anh ruột)

Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị, sinh năm 1946) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2001-2004). Ông là tác giả của nhiều ý tưởng độc đáo, táo bạo từng đưa tỉnh An Giang trở thành địa phương đứng đầu Việt Nam về lúa gạo trên cả ba mặt: năng suất, diện tích, sản lượng.[1]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1946, tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.[2] Huyện Tịnh Biên là một huyện biên giới sát với Campuchia. Huyện này có kênh Vĩnh Tế chảy qua.

Ông có anh trai ruột tên là Nguyễn Minh Đào.[2]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc nhỏ, đang học lớp Nhất (tương đương lớp 5 hiện nay) thì ông bỏ học vì không có tiền làm giấy khai sinh để làm thủ tục thi lên lớp đệ thất (tương đương lớp 6 hiện nay). Sau đó ông tự học.[2] Ông thường tự nhận “Tui dốt mà, có học hành bài bản quỷ gì đâu”.[3]

Theo lời ông thì ông chỉ có tấm bằng duy nhất là bằng lí luận chính trị do Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cấp.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, ông là Phó ban Tuyên huấn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, phụ trách 3 xã: Tân Hòa, Phú HưngPhú Mỹ (nay là thị trấn). Trong năm này, ông đã đề xuất với Bí thư Huyện ủy huyện Phú Tân Nguyễn Văn Ba (Bảy Tạo) cho đắp đất tại 7 miệng mương nối ra sông Tiền, sông Vàm Nao, để vừa ngăn lũ tháng 8, bảo vệ lúa hè-thu, vừa tạo lối đi trong mùa ngập lũ. Đây chính là mô hình đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn.[1]

Năm 1988, 42 tuổi, ông được chuyển công tác từ Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang sang làm Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang. Lúc này ông là lãnh đạo trẻ nhất tỉnh.[2]

Năm 1989, ông đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước Việt Nam. Ông ký quyết định thành lập Ban Khuyến nông của Sở Nông nghiệp An Giang.[2]

Từ năm 2001 đến khi nghỉ hưu vào năm 2004, ông là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.[2][3][4][5][6][7]

Ông được người dân An Giang gọi với tên trìu mến là Ông Bảy Nhị tam nông do ông đã chỉ đạo tỉnh An Giang khôi phục sản xuất sau ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, thực hiện những công trình lớn gắn bó mật thiết với vấn đề tam nông như chương trình khai phá Tứ giác Long Xuyên, công trình thoát lũ kênh Vĩnh Tế, đề án 31 giúp người nông dân vùng lũ cải thiện cuộc sống.[2]

Năm 2003, ông cho làm tượng đài cá ba sa ngay ngã ba sông Châu Đốc, nơi phát tích của nghề nuôi cá ba sa trong lồng, bè và tượng đài bông lúa đặt trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.[3]

Ông nghỉ hưu vào năm 2004.[2]

Sau khi nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông hiện cư trú ở thành phố Long Xuyên.[1]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã kết hôn. Vợ chồng ông có hai người con, con đầu là gái, con thứ là trai. Con gái hơn con trai 10 tuổi. Con trai ông chẳng may khi sinh thai bị ngộp quá lâu nên bị bệnh liệt não, sống đời sống thực vật và đã mất sớm.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Lục Tùng (10 tháng 4 năm 2017). “Đi tìm "cha đẻ" mô hình đê bao Đồng bằng sông Cửu Long”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i Hồ Cúc Phương (22 tháng 10 năm 2012). “Ông Bảy Nhị & bốn phép toán "làm quan". Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b c Tấn Đức (14 tháng 12 năm 2014). “Người của nông dân”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Trần Sáng (9 tháng 8 năm 2002). “An Giang: Xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ Hà Thành (11 tháng 11 năm 2003). “Tranh cãi xung quanh tên gọi cá tra, cá basa”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ Nguyễn Văn Thăng Long (24 tháng 1 năm 2004). “Khâm phục ông Nguyễn Minh Nhị”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ a b Miên Hạ - Phương Nguyên (22 tháng 1 năm 2004). "Có giỏi mới dám ra biển lớn". Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Lựa chọn được khách sạn ưng ý, vừa túi tiền và thuận tiện di chuyển sẽ giúp chuyến du lịch khám phá thành phố biển Quy Nhơn của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.