VietNamNet

VietNamNet
Loại hìnhBáo điện tử
Hình thứcBáo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuBộ Thông tin và Truyền thông
Thành lập19 tháng 12 năm 1997; 27 năm trước (1997-12-19)
Giấy phépGiấy phép số 09/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 07/01/2019
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh
Trụ sởTòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
Websitevietnamnet.vn (vi-VN)
vietnamnet.vn/en (en-US)

VietNamNet là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1997 với tên gọi ban đầu là Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient. Đây là một trong những cơ quan thông tấn sở hữu phiên bản báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam,[1][2] ra đời đúng một tháng ngay sau thời điểm quốc gia này chính thức kết nối Internet với thế giới.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 12 năm 1997, Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng VASC chính thức đi vào hoạt động, website vnn.vn cũng đồng thời xuất hiện tại đây.[4] Năm 2001, mạng thông tin trực tuyến VASC Orient ra đời, đây là sản phẩm thông tin số hóa cung cấp miễn phí trên Internet sử dụng công nghệ VASC ICPSoft để quản lý và duy trì nội dung.[5] Hệ thống quản trị này được đánh giá là giải pháp phần mềm vận hành tốt nhất cho các báo điện tử tại thời điểm đó.[6] Ngoài ra VASC ICPSoft cũng đã được trao Cúp vàng Giải thưởng Công nghệ thông tin Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA) tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.[7]

Logo Tạp chí eChip vào năm 2010.

Năm 2002, VASC Orient chuyển mình thành phiên bản báo điện tử và đổi tên miền sang VietNamNet.vn. Chỉ tính riêng vài năm đầu của thế kỷ 21, VASC Orient đã chạm ngưỡng truy cập gần 200 triệu lượt mỗi tháng.[8] Ngày 23 tháng 1 năm 2003, ấn phẩm được cấp giấy phép hoạt động dưới dạng một tờ báo điện tử và gần nửa năm sau thì cho ra mắt website VietNamNet Bridge tại địa chỉ vnn.vn/english.[9][10] Đây chính là báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam với đối tượng bạn đọc là cộng đồng quốc tế quan tâm đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội tại quốc gia này.[10] Cùng năm, tờ báo trình làng Tạp chí eChip phát hành hàng tuần chuyên về mảng tin học – Internet – viễn thông đầu tiên trong nước với phương châm xã hội hóa, phổ cập kiến thức tin học và thời sự của lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông trên phạm vi toàn cầu.[11] Năm 2016, eChip ngừng xuất bản báo giấy và chuyển hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực điện tử tại địa chỉ echip.com.vn.[12][13] Trong suốt khoảng thời gian vận hành, tờ tạp chí này chính là đơn vị sáng lập nên giải thưởng "Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin" với mục đích biểu dương những cá nhân đã có cống hiến cụ thể, thiết thực, hỗ trợ người dân tiếp cận, khai thác các ứng dụng điện tử phục vụ công việc và đời sống cộng đồng với tinh thần không vụ lợi.[14][15][16]

Ngày 20 tháng 6 năm 2008, VietNamNet chính thức trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông theo quyết định số 755/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành.[17][18] Gần một năm sau, ấn phẩm lần đầu tiên tổ chức buổi hoà nhạc "Điều còn mãi" và đến năm 2015 thì chương trình này đã được nâng tầm lên thành Hòa nhạc Quốc gia.[19][20] Khi Nhật Bản trải qua thảm họa động đất lịch sử vào năm 2011, tờ báo đã tổ chức show nghệ thuật "Be strong, Japan!" để gây quỹ,[21] toàn bộ số tiền thu được từ đêm diễn đều được gửi đến Ðại sứ quán Nhật Bản.[22] Cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hệ thống tờ báo gặp sự cố khi bị tung mã nguồn và tài liệu nhạy cảm lên ngay trang chủ website.[23] Đến 9 năm sau, ấn phẩm truyền thông hợp nhất với Báo Bưu điện Việt Nam, cụ thể trong đó kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cả hai tổ chức.[24][25]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Ct.
2012 Huân chương Lao động hạng Ba [26]
2017 Huân chương Lao động hạng Nhì [27]
2024 Huân chương Lao động hạng Nhất [28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Anh Vũ (14 tháng 6 năm 2015). “Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân thăm, chúc mừng báo VietNamNet”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Lê Chiến Thắng (21 tháng 3 năm 2004). “Báo điện tử VN với người xa quê hương”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Thanh Hà (24 tháng 11 năm 2022). “25 năm internet Việt Nam và dấu ấn VNPT”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ LH (14 tháng 12 năm 2017). “20 năm đột phá của báo điện tử VietNamNet”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Bông Mai; Hoàng Hà; Thanh Trà; Trung Hiếu; Nam Nguyễn (21 tháng 6 năm 2023). “Công nghệ phát triển mang lại cho người làm báo cơ hội sáng tạo không có điểm dừng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “Lịch sử phát triển”. Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế Incom. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Tran Kien (21 tháng 10 năm 2002). “VASC upholds Gold Cup at APICTA 2002”. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ L.C (9 tháng 1 năm 2003). “Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient đổi tên thành VietnamNet”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Lan Phương (15 tháng 12 năm 2017). “Báo Vietnamnet kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Tạp chí Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ a b H.L. Anh (19 tháng 6 năm 2003). “Ra mắt báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại VN”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ P.Vinh (20 tháng 2 năm 2003). “eChíp - tờ báo tin học xuất bản hàng tuần ra mắt bạn đọc”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ “Ra mắt website e-CHÍP Online”. Bộ Thông tin và Truyền thông. 1 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Thành Luân (22 tháng 4 năm 2016). “e-CHÍP ngừng báo giấy, chuyển sang báo điện tử”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ H.L.Anh (14 tháng 8 năm 2005). “Tôn vinh 15 hiệp sĩ công nghệ thông tin 2005”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ Nguyễn Hiền (14 tháng 8 năm 2005). “Trao giải Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2005”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Hong Van (10 tháng 10 năm 2006). “Tôn vinh những Hiệp sĩ CNTT 2006”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ TTXVN (18 tháng 6 năm 2008). “Báo điện tử VietNamNet về Bộ Thông tin và Truyền thông”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ “Quyết định 755/QĐ-TTg Chuyển Báo điện tử Vietnamnet về Bộ Thông tin và Truyền thông”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. 17 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Huyền Thanh (26 tháng 8 năm 2009). “Hòa nhạc VietNamNet "Điều còn mãi". Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “Dấu ấn 'Điều còn mãi' 2016”. Bộ Thông tin và Truyền thông. 2 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  21. ^ Quân Nam; H.Điệp (31 tháng 3 năm 2011). “Đêm nghệ thuật Be strong, Japan!”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ ĐCSVN (25 tháng 3 năm 2011). “Đêm nghệ thuật "Be strong, Japan" ủng hộ Nhật Bản”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ T.Vũ (6 tháng 12 năm 2010). “VietNamNet bị tung mã nguồn và tài liệu "mật" lên trang chủ”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ Quang Phong (30 tháng 5 năm 2018). “Sáp nhập Báo Bưu điện Việt Nam và Báo điện tử VietNamnet”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo VietNamNet”. Bộ Thông tin và Truyền thông. 31 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ Việt Thắng (14 tháng 12 năm 2012). “VietNamNet nhận huân chương Lao động hạng ba và kỷ niệm 15 năm thành lập”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  27. ^ PV (14 tháng 12 năm 2017). “Báo VietNamNet đón nhận Huân chương lao động hạng nhì”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  28. ^ Nguyễn Hoài (12 tháng 1 năm 2024). “Báo VietNamNet đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Xích Luyện xuất thân là công chúa nước Hàn, phong hiệu: Hồng Liên. Là con của Hàn Vương, em gái của Hàn Phi
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán