Nguyễn Phúc Ngọc Cửu

An Lễ Công chúa
安禮公主
Công chúa nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh1802
Mất1846 (44 tuổi)
Phu quânLê Hậu
Hậu duệ3 con trai
1 con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Ngọc Cửu
阮福玉玖
Thụy hiệu
Uyển Thục An Lễ Công chúa
婉淑安禮公主
Thân phụNguyễn Thế Tổ
Gia Long
Thân mẫuTiệp dư
Dương Thị Sự

Nguyễn Phúc Ngọc Cửu (chữ Hán: 阮福玉玖; 18021846), phong hiệu An Lễ Công chúa (安禮公主), là một công chúa con vua Gia Long nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng nữ Ngọc Cửu sinh năm Nhâm Tuất (1802), là con gái thứ tám của vua Gia Long, mẹ là Tiệp dư Dương Thị Sự[1]. Bà Ngọc Cửu là em cùng mẹ với Định Viễn Quận vương Nguyễn Phúc Bính[2].

Năm Minh Mạng thứ 5 (1824)[3], tháng giêng, công chúa Ngọc Cửu lấy chồng là Vệ úy Lê Hậu, là con trai của công thần Lê Chất[4]. Cả hai có với nhau được ba con trai và một con gái[2]. Lê Chất còn một người con gái tên là Lê Thị Tường, nhập cung làm thứ phi của vua Minh Mạng, là mẹ của Quỳ Châu Quận công Miên Liêu.

Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), tháng 4 nhuận (âm lịch), phò mã Hậu đi thú[5] về bệnh rồi mất, được cấp cho một cây vải gấm Tống và 100 quan tiền[6].

Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tháng 5 nhuận (âm lịch), Thái trưởng công chúa Ngọc Cửu mất, thọ 45 tuổi[2][7]. Vua hay tin thì thương tiếc, cho nghỉ triều 2 ngày, sai Định Viễn công lo liệu việc tang cho em gái, tất cả công việc làm ma chay đều chuẩn cho lấy tiền công chiểu cấp, lại sai quận công Miên Liêu khâm mạng đến tế[7]. Vua dụ cho quan bộ Lễ rằng: “Thái trưởng công chúa lúc ngày thường, hạnh kiểm đáng khen, theo lệ nên phong tặng, chỉ vì người chồng là Lê Hậu (con Lê Chất) trước can án tội nặng, công chúa tuy là bậc nghị thân, nghị quý, được tha tội, nhưng phong tặng trọng điển của triều đình, hà nên quá lạm? Vậy cho tên thụy là Uyển Thục (婉淑), gia cấp 1.000 quan tiền, 100 cân sáp, 300 cân dầu[7]. Không rõ bà được truy tặng An Lễ Công chúa (安禮公主) vào thời điểm nào.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.263
  2. ^ a b c Đại Nam liệt truyện, tập 2, quyển 3 – phần An Lễ Công chúa Ngọc Cửu
  3. ^ Đại Nam liệt truyện lại chép là năm thứ 4.
  4. ^ Đại Nam thực lục, tập 2, tr.328
  5. ^ Đi thú: đi canh giữ ngoài biên cương.
  6. ^ Đại Nam thực lục, tập 3, tr.46
  7. ^ a b c Đại Nam thực lục, tập 6, tr.872

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.