Nhà Knýtlinga

Triều đại Jelling
Jellingdynastiet
Triều đại
Quốc giaĐan Mạch Đan Mạch
Na Uy
Anh Anh
Thành lập nămk. 916 (916)
Thành lập bởiHarthacnut I của Đan Mạch
Lãnh đạo hiện tạiKhông còn
Cai trị cuối cùngCnut III & II
Tước hiệu
Lãnh thổ của Knud Đại đế: màu đỏ

Nhà Knýtlinga của Đan Mạch (tiếng Anh: "House of Cnut's Descendants", nghĩa tiếng Việt: Triều đại của con cháu Knud) từng là triều đại cai trị bán đảo ScandinaviaVương quốc Anh thời Trung Cổ. Vị vua vĩ đại nhất của triều đại này là Knud Đại đế, ngoài ra nổi bật còn có cha của Knud là Svend Tveskæg, ông nội Harald Bluetooth và các con trai là Harthacnut, Harold HarefootSvein Knutsson. Triều đại này còn đựoc gọi là Nhà Canute, Nhà Đan Mạch, Nhà Gorm, hoặc Triều đại Jelling.

Khi Harald Bluetooth làm vua, ông đã cho khắc lời tuyên bố của mình bằng chữ rune trên một bia đá Jelling nổi tiếng rằng ông đã hợp nhất lãnh thổ bao gồm Đan Mạch và Na Uy ngày nay dưới sự cai trị của ông.[1] Tuyên bố về Na Uy khá viển vông, vì ông chỉ cai trị gián tiếp và trong một số giai đoạn một vài khu vực của Na Uy ngày nay.[1] Dưới triều đại Knýtlinga đã hình thành quốc gia Đan Mạch sơ khởi.[1][2]

Năm 1018 SCN nhà Knýtlinga đã hợp nhất ngôi vua Đan Mạch và Anh thông qua liên minh cá nhân. Vào thời đỉnh cao quyền lực từ năm 1028-1030, vương triều này đã cai trị Đan Mạch, Na Uy và Anh. Sau cái chết của những người kế vị trong vòng 10 năm sau cái chết của chính Knud Đại đế, và cuộc chinh phục nước Anh của người Norman vào năm 1066, phần lớn di sản của nhà Knýtlinga đã không còn.

Vua của Đan Mạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều này đã cho xây dựng nhiều pháo đài hình tròn đầy ấn tượng, cũng như cải tiến cách tổ chức quân đội và chứng kiến quá trình Cơ đốc giáo hóa ở Đan Mạch.[1] Các vị vua đã phát triển một mô hình quyền lực hoàng gia, tương đồng với các vương quốc châu Âu sau này, và góp phần thúc đẩy việc đúc những đồng tiền Scandinavia đầu tiên.[1]

Theo Andres Dobat, triều đại Jelling là một ví dụ về các vị vua ngoại bang, khi những vị vua đầu tiên Harthacnut I hoặc Gorm đều gần như là người nước ngoài.[1] Theo sử gia Na Uy Sverre Bagge, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các quy tắc kế vị rõ ràng ở Đan Mạch diễn ra dưới triều đại Jelling.[3]=

Vua của Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Knýtlinga đã trị vì Vương quốc Anh từ 1013 đến 1014 và từ 1016 đến 1042.

Năm 1013 Sweyn Forkbeard, khi đó đã là Vua Đan MạchNa Uy, overthrew King Æthelred Bất tài của Nhà Wessex. Sweyn lần đầu xâm lược nước Anh năm 1003 để trả thù cái chết của chị gái Gunhilde của ông cũng như nhiều người Đan Mạch khác bị giết trong vụ thảm sát ngày thánh Brice (thứ Sáu ngày 13/11/1002) theo lệnh của Æthelred.

Sweyn chết năm 1014 và Æthelred được phục vị. Tuy nhiên, năm 1015 con trai của Sweyn là Knud Đại đế đã xâm chiếm nước Anh. Sau khi Æthelred băng hà tháng 4 năm 1016, con trai ông là Edmund Ironside làm vua trong thời gian ngắn rồi bị buộc phải dâng một nửa nước Anh cho Knud. Edmund chết vào tháng 11 cùng năm, Cnut trở thành vua của cả nước Anh. Scotland thần phục ông vào năm 1017, và Na Uy thần phục năm 1028.[4]

Mặc dù Knud đã thành hôn với Ælfgifu xứ Northampton, ông tiếp tục lấy vợ góa của Æthelred là Emma xứ Normandie. Ông trị vì cho đến khi qua đời năm 1035. Sau khi ông chết, người con trai khác của Æthelred là Alfred Aetheling đã cố gắng chiếm lại ngai vàng nước Anh nhưng Alfred bị phản bội và bắt giam bởi Godwin, Bá tước xứ Wessex, người ủng hộ con trai của Knud là Harold Harefoot. Alfred bị mù và chết không lâu sau đó.

Harold làm vua đến năm 1040, tuy nhiên mẹ của ông là Ælfgifu có thể đôi khi đã nắm quyền thay ông.[5] Harold ban đầu chia sẻ nước Anh với người anh cùng cha khác mẹ của mình là Harthacnut, con của Cnut và Emma. Harold cai trị ở MerciaNorthumbria, còn Harthacnut cai trị ở Wessex. Tuy nhiên Harthacnut cũng là vua của Đan Mạch (với hiệu là Knud III) và dành phần lớn thời gian của mình ở đó, vậy nên Harold thực sự là người cai trị duy nhất của nước Anh.

Harthacnut kế vị Harold làm vua nước Anh (đôi khi ông còn được gọi là Cnut II). Ông mất hai năm sau đó, và người anh cùng cha khác mẹ Edward Nói thật (Edward the Confessor) trở thành vua. Edward là con trai của Æthelred và Emma, ​​và do đó, với sự kế vị ngai vàng của ông, Nhà Wessex đã được phục hồi.

Vương quốc Anh hậu triều đại Knýtlinga

[sửa | sửa mã nguồn]

Edward Nói thật trị vì tới năm 1066. Anh rể của ông là Harold Godwinson - con trai kẻ đã phản bội Alfred - trở thành vua Harold II, kích động cuộc xâm lược Anh của người Norman trong cùng năm. Harold II là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Những người Norman là hậu duệ của những người Viking đã định cư ở Normandy. Mặc dù họ đã chuyển sang sử dụng tiếng Pháp, nhưng di sản và hình ảnh bản thân của họ về cơ bản vẫn là người Viking. Theo cách này, một cách gián tiếp, người Viking cuối cùng đã chinh phục và giữ được nước Anh sau cùng.[6]

Năm 1085–86 vua Knud IV của Đan Mạch lên kế hoạch cho cuộc xâm lược nước Anh cuối cùng của người Đan Mạch nhưng ông bị những kẻ phản loạn người Đan Mạch ám sát trước khi ông có thể thực hiện. Đó là lần cuối cùng người Viking cố gắng tấn công Tây Âu, cái chết của Knud là dấu chấm hết cho Thời đại Viking.

Danh sách các vua người Đan Mạch của Vương quốc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sweyn Forkbeard, 1013–14 (cũng là Vua Đan Mạch từ 986–1014 và Vua Na Uy từ 999–1014)
  • Knud Đại đế, 1016–1035 (cũng là Vua Đan Mạch từ 1018–35 và Na Uy từ 1028–35)
  • Harold Harefoot, 1035–40
  • Harthacnut, 1040–42 (cũng là Vua Đan Mạch từ 1035–1042)

Các vương hậu Anh trong triều đại người Đan Mạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Dobat, Andres Siegfried (2015). “Viking stranger-kings: the foreign as a source of power in Viking Age Scandinavia, or, why there was a peacock in the Gokstad ship burial?”. Early Medieval Europe (bằng tiếng Anh). 23 (2): 161–201. doi:10.1111/emed.12096. ISSN 1468-0254.
  2. ^ Dobat, Andres Siegfried (2009). “The State and the Strangers: The Role of External Forces in a Process of State Formation in Viking-Age South Scandinavia (c. ad 900-1050)”. Viking and Medieval Scandinavia. 5: 65–104. ISSN 1782-7183.
  3. ^ Bagge, Sverre (2014). Cross and Scepter: The Rise of the Scandinavian Kingdoms from the Vikings to the Reformation (bằng tiếng Anh). Princeton University Press. tr. 53. ISBN 978-1-4008-5010-5.
  4. ^ Asimov 1969, tr. 124–125.
  5. ^ Stenton 1971, tr. 421.
  6. ^ Lacey & Danziger 1999, tr. 75, 80-81.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
House of Knýtlinga
Tiền nhiệm
Nhà Olaf
Triều đại cai trị Đan Mạch
ca. 900–1042
Kế nhiệm
Nhà Bjelbo
Tiền nhiệm
Triều đại Fairhair
Triều đại cai trị Na Uy
985–95
Kế nhiệm
Triều đại Vestfold1
Tiền nhiệm
Nhà Hlaðir
Triều đại cai trị Na Uy
1028–35
Tiền nhiệm
Nhà Wessex
Triều đại cai trị Vương quốc Anh
1013–14
Kế nhiệm
Nhà Wessex
Triều đại cai trị Anh
1016–42
Ghi chú và tham khảo
1. Có tranh cãi về việc liệu triều đại Vestfold có phải là một nhánh thứ của triều đại Fairhair hay không; xem triều đại Fairhair để biết thêm chi tiết.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Nhân vật Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vật Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.