Nhà thờ Thánh Florian

Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae và Thánh tử đạo Florian
Katedra Świętego Michała Archanioła i Świętego Floriana (bằng tiếng Ba Lan)
Map
Thông tin chung
Phong cáchGothic Revival
Quốc giaBa Lan
Chủ đầu tưTổng giáo phận Warszawa
Xây dựng
Khởi công1897
Hoàn thành1904
Phá dỡ1944 (xây dựng lại 1952-1972)
Thiết kế
Kiến trúc sưJózef Pius Dziekoński

Nhà thờ Thánh Florian, tên gọi chính thức hơn là Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae và Thánh tử đạo Florian (tiếng Ba Lan: Katedra Świętego Michała Archanioła i Świętego Floriana), là một nhà thờ Công giáo và điểm mốc lịch sử tại ul. Floriańska 3 (tiếng Anh: 3 St. Florian's Street) phía đông Warszawa. Tòa tháp 75 mét của Nhà thờ Thánh Florian nổi bật ở phía đông quận Praga của Warszawa và nhấn mạnh vai trò của nhà thờ như một hình thức phản kháng đối với sự thống trị trước đây của NgaBa Lan.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1583, đã có một nhà thờ Công giáo tồn tại ngay hoặc quanh khu vực nhà thờ sau này nhưng động lực để xây nên một nhà thờ lâu dài và chắc chắn đã không được thực hiện cho đến tận cuối thế kỷ 19.[1] Bản đồ Châu Âu đã được Đại hội Viên vẽ lại và kết quả là đặt lãnh thổ của Công quốc Warszawa dưới quyền kiểm soát của Đế quốc Nga, trở thành Vương quốc Lập hiến Ba Lan.[2] Trong số các hoạt động đồng hóa, có trên hai mươi nhà thờ Giáo hội Chính thống giáo Nga được xây dựng ở Ba Lan.[3] Để phản đối việc áp đặt nhận thức từ một giáo hội nước ngoài, và để trực tiếp đáp lại Thánh đường Maria Madalena Chính thống giáo đồ sộ được xây dựng cuối con đường, Nhà thờ Thánh Florian đã được dựng lên trong giai đoạn 1897- 1904 với hai tòa tháp uy nghi cao 75 mét (250-feet).[1][4] Nhà thờ được đặt theo tên Thánh FlorianThánh quan thầy của các nghề nghiệp liên quan đến lửa như linh cứu hỏa, thợ thép, người cạo ống khói, thợ gốm và thợ làm bánh.[1]

Tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong và sau đợt Vây hãm Warszawa, nhà thờ được dùng làm nơi ẩn náu cho những người Do Thái, Quân đội Warszawa (Armia Warszawa) và là nơi nương náu chung cho dân thường.[5] Nhà thờ Thánh Florian đã bị người Đức phá hủy khi rút quân khỏi Ba La năm 1944 sau Khởi nghĩa Warszawa.[6] Nhà thờ vẫn bị tàn phá trong nhiều năm nhưng đến những năm 1950, một nỗ lực xây dựng được bắt đầu từ từ với sự hỗ trợ của các cư dân Praga. Nhà thờ được xây dựng lại và mở cửa vào năm 1972.[1]

Vai trò trong hệ thống phân cấp nhà thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Thánh Florian là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Công giáo Rôma Warszawa-Praga và đã được nâng lên thành Tiểu Vương cung thánh đường theo sắc lệnh của Tòa Thánh vào năm 1992.[1] Trên bốn trăm linh mục hợp thành đoàn mục sư trong giáo phận này phụ trách khu vực có diện tích 1,274 dặm vuông, được chia thành 160 giáo xứ và phục vụ cho khoảng một triệu tín đồ Công giáo Ba Lan.[7]

Đặc điểm nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Thánh Florian mang phong cách Gothic Revival với hai tòa tháp cao mười hai tầng đối diện với Al. Solidarności (Tiếng Anh: Solidarity Avenue), tháp hình chóp được bọc đồng. Phần bên ngoài của nhà thờ phần lớn được xây bằng gạch đỏ. Trên lối vào là các tranh khảm về Giê-su và biểu tượng của vị giám mục đầu tiên của Warsaw-Praga, Kazimierz Romaniuk, trong khi nội thất được thiết kế với thạch cao đỏ hoặc trắng và gạch.[1]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f (bằng tiếng Ba Lan) Cathedral of St. Michael the Archangel and St. Florian the Martyr website Lưu trữ 2011-03-14 tại Wayback Machine Retrieved ngày 29 tháng 3 năm 2011
  2. ^ Nicolson, Sir Harold (2001). The Congress of Vienna: A Study in Allied Unity: 1812–1822 Grove Press; Rep. Ed. pp. 140-164. ISBN 0-8021-3744-X
  3. ^ Wortman, Richard S. (2000). Scenarios of Power: Myth and Ceremony in Russian Monarchy. Volume Two: From Alexander II to the Abdication of Nicholas II. Princeton University Press. pp. 254–255. ISBN 978-0-691-02947-4.
  4. ^ Official Tourist Website of Warsaw Lưu trữ 2015-01-18 tại Wayback Machine, Warsaw Tourist Office. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ Paweł Giergoń. “Kościół św. Jacka”. www.sztuka.net (bằng tiếng Ba Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ Warsaw Uprising 1944 Lưu trữ 2018-09-29 tại Wayback Machine, WarsawUprising.com, developed and maintained by Project InPosterum. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ Cheney, David M., "The Hierarchy of the Catholic Church", Catholic-Hierarchy.org. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống