Nhà thiết kế thời trang

Nhà thiết kế thời trang (tiếng Anh: fashion designer) hay nhà tạo mốt (tiếng Pháp: modéliste) là người làm nghề tạo mẫu, chịu trách nhiệm thiết kế mẫu trang phục (tức các dạng mẫu vải khác nhau) để hiện thực hóa một bản phác thảo thời trang hoặc bản vẽ kỹ thuật, thường là do nhà tạo mẫu thực hiện.[1][2]

Trong phạm vi bài viết này cũng đề cập đến thợ cắt mẫu (quần áo, da mũ giày), tuy nhiên ở Việt Nam cụm từ "nhà tạo mẫu" thiên về làm công nghiệp nhiều hơn trong khi nhà thiết kế thời trang (nhà mốt) lại thiên về tạo nguyên mẫu nhiều hơn.

Dưới đây là một vài kỹ thuật cho phép ta chuyển từ bản vẽ thành tác phẩm:

  • Dựng khuôn, trong đó bao gồm việc đặt khối lượng vải lên ma-nơ-canh;
  • Trải trên mặt phẳng theo đó ta đối chiếu dữ liệu trên lý thuyết về cơ thể người và kiến thức về các số đo tiêu chuẩn;
  • Phương pháp chuyển đổi bao gồm việc sử dụng và chuyển đổi một mẫu tương tự và có sẵn về hình dạng và khối lượng của nó

Thông thường, mẫu được tạo và sửa đổi bằng phần mềm CAD.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm gần đây, phần lớn nhà thiết kế thời trang Việt Nam chọn lối đi là dòng trang phục ứng dụng (ready-to-wear). Kiểu trang phục này thường chiếm số lượng áp đảo trong các show trình diễn. Bên cạnh các thiết kế lộng lẫy, đồ sộ về phom dáng giúp phô bày kỹ thuật cao cấp tinh xảo vẫn có mặt trong các bộ sưu tập theo mùa, thì tỷ trọng của dòng thời trang ready-to-wear vẫn chiếm vị trí chủ đạo.[3]

Hiện tại, việc mời tài trợ cho các show diễn thời trang không phải là việc đơn giản ở trong nước. Hầu hết các nhà mốt đều phải "tự thân vận động" nhờ năng lực kinh doanh và sự ủng hộ từ các ban ngành, chính quyền nơi tổ chức buổi diễn thời trang.[3]

Danh sách dưới đây liệt kê một số nhà thiết kế thời trang tiêu biểu ở Việt Nam:

Hình ảnh Họ và tên Năm sinh Nơi sinh Học vấn Nhãn hiệu thời trang Năm hoạt động
Vũ Ngọc Tú 1975 Quảng Bình Học viện Âm nhạc Huế Vungoc&Son 2008–nay
Công Trí 1978 Đà Nẵng Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh CONG TRI 2000–nay
Thủy Nguyễn 1981 Hà Nội Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Học viện Nghệ thuật và Kiến trúc Quốc gia (Ukraina) Thuy Design House 1999–nay
Đỗ Mạnh Cường 1981 Hà Nội Đại học Mỹ thuật Công nghiệp DMC 2007–nay
Đinh Trường Tùng 1983 Thừa Thiên Huế Vungoc&Son 2008–nay
Lê Thanh Hòa 1985 Bình Dương Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Raffles Design Institute (Thượng Hải) Lê Thanh Hòa, Acqua Gosto 2007–nay
Trần Hùng 1988 Yên Bái Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Tran Hung 2017–nay
Chung Thanh Phong 1988 Đà Nẵng Rin by Chung Thanh Phong 2009–nay
Lý Quí Khánh 1990 TP. Hồ Chí Minh 2010–nay

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khôi Linh (ngày 16 tháng 2 năm 2016). “10 nhà thiết kế huyền thoại "định hình ngành thời trang thế giới". Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ TTT (ngày 13 tháng 11 năm 2016). “10 nhà mốt lâu đời nhất làng thời trang thế giới”. Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b Thùy Dung P (ngày 30 tháng 5 năm 2023). 'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng”. Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu
Tổng quan về các nền tảng game
Tổng quan về các nền tảng game
Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Có một Ha Yi Chan 18 tuổi luôn rạng rỡ như ánh dương và quyết tâm “tỏa sáng thật rực rỡ một lần” bằng việc lập một ban nhạc thật ngầu
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".