Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân người lãnh đạo, quy định hành vi xã hội, giá trị xã hội và bản sắc của cá nhân đó[1][2]. Trong đó: “Tổ hợp” những đặc điểm, phẩm chất tâm lý này quan hệ tác động qua lại trong một cấu trúc nhất định, cấu trúc khác nhau nhân cách khác nhau. “Bản sắc” là nói đến cái riêng, cái đơn nhất. “Giá trị xã hội” là muốn nói các thuộc tính đó thể hiện ở việc làm, cách ứng xử, và hoạt động phổ biến được xã hội đánh giá.[3]
Nhân cách con người được hiểu như sau:
Nhân cách là chỉnh thể thống nhất của nhiều thuộc tính, đặc điểm tâm lý; các thuộc tính, đặc điểm tâm lý của một cá nhân đều liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể. Khi đánh giá một đặc điểm, thuộc tính nhân cách nào đó của một người cần xem xét trong mối liên hệ với các đặc điểm nhân cách khác.
Chỉ những đặc điểm tâm lý có tính ổn định tương đối mới được coi là thuộc tính của nhân cách.
Nhân cách là sản phẩm của xã hội đồng thời cũng là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, nên nhân cách mang tính tích cực; thể hiện ở các hoạt động thích nghi và cải tạo thế giới và bản thân – nguồn gốc tính tích cực là nhu cầu...
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển gắn liền với các hoạt động và trong quan hệ giao lưu với những nhân cách khác.
Những thuộc tính tâm lý đóng vai trò như động lực thúc đẩy nhân cách hoạt động, đồng thời qui định chiều hướng vận động và phát triển của nhân cách người lãnh đạo. Xu hướng được biểu hiện thông qua: nhu cầu, hứng thú, định hướng giá trị, lý tưởng, thế giới quan.
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu con người cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển; bao gồm nhu cầu về thể chất và nhu cầu tinh thần...; hoặc nhu cầu bậc thấp nhu cầu bậc cao. Đối với người lãnh đạo, bên cạnh nhu cầu của con người bình thường còn có nhu cầu về: đóng góp giá trị bản thân nhiều nhất cho cộng đồng xã hội; mong muốn tạo nên sự thay đổi sáng tạo theo hướng tốt đẹp hơn (cá nhân, tập thể và xã hội); có quyền uy để gây ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến cấp dưới đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp.
Giá trị là một yếu tố quan trọng nhất mà người lãnh đạo sẽ cân nhắc và cách thức mà họ xác định một vấn đề nào đó. Các giá trị lãnh đạo theo đuổi: nhận biết, quyền lực, chủ nghĩa hưởng thụ, vị tha, liên kết, truyền thống, an toàn, thương mại, thẩm mỹ, khoa học.
Khi người lãnh đạo thấy ý nghĩa hoạt động lãnh đạo cảm thấy bị lôi cuốn và hấp dẫn của công việc lãnh đạo. Người lãnh đạo say mê với công việc lãnh đạo, hướng dẫn, hỗ trợ tập thể, cộng đồng đạt đến mục tiêu chung; vì thế, người lãnh đạo thường làm việc quá giờ quy định mà không thấy mệt mỏi; không có hứng thú sẽ không có nhiều năng lượng vượt qua thử thách để đi đến mục tiêu.
Người lãnh đạo hướng đến mục tiêu cao đẹp, hấp dẫn bản thân và nhiều người khác đi theo. Mục tiêu này không xa thực tiễn, được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy khoa học, hiểu bối cảnh xã hội của cơ quan, hiểu qui luật vận động của chính trị, kinh tế, xã hội...
Thế giới quan có vai trò định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động, giúp người lãnh đạo nhìn nhận, đánh giá thế giới xung quanh và bản thân, định hướng cho thái độ và hành vi hoạt động. Người lãnh đạo phải có thế giới quan khoa học, nhìn nhận thế giới trong sự vận động, phát triển và trong mối quan hệ biện chứng của hệ thống mở.
Tính cách người lãnh đạo là hệ thống thái độ của người lãnh đạo đối với tự nhiên, xã hội và bản thân, biểu hiện ở hệ thống hành vi tương ứng. Hệ thống thái độ bao gồm:
Theo Hồ Chí Minh, tư cách của người Công an cách mệnh là: "Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.[4]
Tính tiên phong thể hiện có tham vọng, hòa đồng, thích chịu trách nhiệm với người khác, có nhiều bạn.
Tính thông cảm: tế nhị trong mối quan hệ liện nhân cách, đồng cảm với mọi người.
Tính đáng tin cậy, bao gồm: cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thực hiện những gì đã hứa.
Tính dễ thích ứng thể hiện ở việc điều chỉnh để thích nghi, giữ được bình tĩnh trong trường hợp bị áp lực, miễn nhiễm với những lời chỉ trích.
Tính sẵn sàng trải nghiệm thể hiện ở việc tò mò ham hiểu biết, có phương pháp học tập…
Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát về tính cách người cán bộ cách mạng nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; lý luận gắn với thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm…[5]
Tư cách một người cách mệnh (theo Đường Kách Mệnh - Hồ Chí Minh):[6]
Theo Quyết định số 89 - QĐ/TƯ ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, tính cách người lãnh đạo như sau[7]:
Năng lực của người lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm tâm lý phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động lãnh đạo, đảm bảo cho cá nhân đó có thể thực hiện hoạt động lãnh đạo có hiệu quả. Đặc trưng hoạt động lãnh đạo là hoạt động phức tạp: cần đủ thông tin, đủ thời gian; phụ thuộc vào tình huống; ảnh hưởng phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài và người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.[3]
Các nhóm năng lực cụ thể: Tư duy và tầm nhìn, năng lực trí tuệ cảm xúc, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề...
Theo Quyết định số 89 - QĐ/TƯ ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, năng lực người cán bộ lãnh đạo như sau[7]: