Oxycheilinus digramma

Oxycheilinus digramma
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Oxycheilinus
Loài (species)O. digramma
Danh pháp hai phần
Oxycheilinus digramma
(Lacépède, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Labrus digramma Lacépède, 1801
    • Sparus radiatus Bloch & Schneider, 1801
    • Cheilinus coccineus Rüppell, 1828
    • Cheilinus commersonii Bennett, 1832
    • Cheilinus diagrammus Valenciennes, 1840
    • Cheilinus lacrymans Valenciennes, 1840
    • Cheilinus radiatus Valenciennes, 1840
    • Cheilinus roseus Valenciennes, 1840

Oxycheilinus digramma là một loài cá biển thuộc chi Oxycheilinus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh digramma trong tiếng Latinh có nghĩa là "có hai sọc" (di: "hai" + gramma: "sọc"), hàm ý đề cập đến đường bên của loài cá này bị đứt đoạn ở phần phía sau (ngay dưới của gốc vây lưng).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]
O. digramma với kiểu màu nâu xám

Từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi, O. digramma được phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á và trải dài về phía đông đến nhiều đảo quốc thuộc châu Đại Dương (xa nhất là đến quần đảo Samoa), ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), phía nam trải dài đến bờ đông của Úc.[1][3]

Việt Nam, loài này được ghi nhận tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa),[4] bờ biển Ninh Thuận,[5] đảo đá ngoài khơi Bình Thuận,[6] quần đảo An Thới (Kiên Giang),[7] đảo Phú Quốc, cũng như tại quần đảo Trường Sa[8]quần đảo Hoàng Sa.

O. digramma sống xung quanh các rạn san hô viền bờrạn san hô trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 120 m.[1][3] Tại rạn san hô Great Barrier, loài này đã được quan sát và ghi nhận ở độ sâu khoảng 179–193 m.[9]

O. digramma với kiểu màu nâu đỏ

O. digramma có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 40 cm.[3] Loài này đa dạng màu sắc, nhưng thường được quan sát phổ biến là kiểu màu nâu xám và xanh ô liu (bên cạnh đó là các kiểu màu đỏ nâu hoặc đỏ phớt hồng). Nửa thân dưới thường có màu đỏ cam. Vảy có các vạch màu đỏ cam. Đầu có màu xanh lục xám với khoảng 8 vạch sọc màu nâu sẫm ở dưới đầu; nửa đầu trên có các vệt đốm cùng màu. Cá con có hai dải trắng dọc theo chiều dài cơ thể.[10][11][12][13]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 12.[10]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của O. digramma là các loài nhuyễn thể có vỏ cứng, giáp xácnhím biển.[3] O. digramma thường sống đơn độc, nhưng lại được quan sát bơi trong đàn của các loài cá phènbắt chước kiểu màu sắc của chúng, sau đó O. digramma phóng ra khỏi đàn để bắt những con cá nhỏ hơn.[11]

Loài này được đánh bắt nhằm mục đích làm thực phẩm và nuôi làm cá cảnh.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d M. Liu; A. To (2010). Oxycheilinus digramma. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187466A8542656. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187466A8542656.en. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Oxycheilinus digramma trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  9. ^ Sih, Tiffany L.; Cappo, Mike; Kingsford, Michael (2017). “Deep-reef fish assemblages of the Great Barrier Reef shelf-break (Australia)”. Scientific Reports. 7 (1): 10886. ISSN 2045-2322.
  10. ^ a b M. W. Westneat (2001). “Labridae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3449. ISBN 978-9251045893.
  11. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 302. ISBN 978-0824818951.
  12. ^ Phillip C. Heemstra; Elaine Heemstra (2004). Coastal Fishes of Southern Africa. Nhà xuất bản NISC (PTY) LTD. tr. 349. ISBN 978-1920033019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  13. ^ Dianne J. Bray. “Violetline Maori Wrasse, Oxycheilinus digramma (Lacepède 1801)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan