Paul Keating

Paul Keating
Keating khoảng năm 1994
Thủ tướng thứ 24 của Úc
Nhiệm kỳ
20 tháng 12 năm 1991 – 11 tháng 3 năm 1996
Nữ hongElizabeth II
Toàn quyềnBill Hayden
Sir William Deane
Tiền nhiệmBob Hawke
Kế nhiệmJohn Howard
Lãnh đạo Đảng Lao động
Nhiệm kỳ
20 tháng 12 năm 1991 – 19 tháng 3 năm 1996
Tiền nhiệmBob Hawke
Kế nhiệmKim Beazley
Bộ trưởng Ngân khố
Nhiệm kỳ
11 tháng 3 năm 1983 – 3 tháng 6 năm 1991
Thủ tướngBob Hawke
Tiền nhiệmJohn Howard
Kế nhiệmBob Hawke
Bộ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ
21 tháng 10 năm 1975 – 11 tháng 11 năm 1975
Thủ tướngGough Whitlam
Tiền nhiệmRex Patterson
Kế nhiệmIan Sinclair
Nghị sĩ Quốc hội
đại diện cho Blaxland
Nhiệm kỳ
25 tháng 10 năm 1969 – 23 tháng 4 năm 1996
Tiền nhiệmJim Harrison
Kế nhiệmMichael Hatton
Thông tin cá nhân
Sinh
Paul John Keating

18 tháng 1, 1944 (80 tuổi)
Paddington, New South Wales, Úc
Đảng chính trịĐảng Lao động
Phối ngẫu
Annita van Iersel
(cưới 1975⁠–⁠div.2008)
Bạn đờiJulieanne Newbould
(esp. 1999)
Con cái4
Cư trúPotts Point, New South Wales, Úc
Giáo dụcCao đẳng Công giáo De La Salle
Alma materViện Công nghệ Belmore
Nghề nghiệpTư vấn king doanh
Quản lý nghệ thuật
Nhà nghiên cứu
Chuyên nghiệpHội viên Công đoàn
Doanh nhân
Chính trị gia

Paul John Keating (sinh 18 tháng 1 năm 1944) là Thủ tướng Úc thứ 24, từ năm 1991 đến năm 1996. Ông nổi bật trong chức vụ Bộ trưởng Ngân khố trong chính phủ của Bob Hawke từ 1983. Là một thủ tướng, ông nổi tiếng với nhiều thành tựu lập pháp của mình, và chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử năm 1993, mà nhiều người coi là "không thể chiến thắng" cho Đảng Lao động. Ở nhiệm kỳ thứ hai, chính sách "bức tranh lớn"[1] của ông đã không gây ấn tượng cho cử tri, những người ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với các vấn đề kinh tế. Keating thua John Howard trong cuộc bầu cử năm 1996.

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Keating lớn lên ở Bankstown, trong một gia đình công nhân ở ngoại ô Sydney. Ông là một trong bốn người con của Matthew Keating, một người thợ lò hơi và một đại diện công đoàn và là hậu duệ của Công giáo Ireland. Mẹ ông tên là Minnie.

Keating học tại các trường Công giáo, ông là Thủ tướng đầu tiên thuộc Đảng Lao động Úc theo Công giáo kể từ thời James Scullin rời nhiệm sở năm 1932. Sau khi rời Trường Công giáo LaSalle tại Bankstown (LaSalle Catholic College) ở độ tuổi 15, Keating làm thư ký và sau đó là một trợ lý nghiên cứu cho Công hội. Ông đã gia nhập Đảng Lao động khi ông đủ tư cách. Năm 1966, ông đã trở thành chủ tịch của Hội đồng Thanh niên Đảng Lao động Úc[2].

Đặc điểm nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thắng ghế đại biểu vùng Blaxland khi mới 25 tuổi, một trong số rất ít nghị viên trẻ tuổi của Úc
  • Vào Quốc hội năm 1975, khi mới 31 tuổi
  • Làm Bộ trưởng Ngân khố Úc trong 8 năm, nhiệm kỳ lâu thừ nhì, chỉ kém Arthur Fadden (10 năm)
  • Làm nghị sĩ 22 năm thì trở thành Thủ tướng Úc, tương tự như John Howard
  • Ứng cử thủ tướng chỉ hai lần: thắng năm 1993 và thua năm 1996 [3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Anh "The big picture" - ngụ ý nhìn xa, rộng hơn, để đạt mục đích cao xa hơn là những thành tựu nhỏ hiện tại
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ primeministers.naa.gov.au/fastfacts.asp[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
Anime Val x Love Vietsub
Anime Val x Love Vietsub
Akutsu Takuma, một học sinh trung học đã học cách chấp nhận cuộc sống cô đơn của mình và hài lòng với việc học
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc