Phách quải quyền

Phách quải quyền

Phách quải quyền (chữ Hán: 劈掛拳, bính âm: Piguaquan, dịch nghĩa tiếng Anh: Chop-hanging Fist), tên gọi đầy đủ là Thông bị Phách quải quyền, thời cổ từng gọi là Phi quải quyền, hai chữ phi và phách đọc âm giống nhau, phi là xẻ ra, phách là bổ ra; nghĩa cũng gần giống nhau, còn được biết dưới tên khác là Phi quải chưởng (chữ Hán: 劈掛掌,bính âm: Piguazhang, dịch nghĩa tiếng Anh: Chop-hanging Palm), do môn này chú trọng những chiêu thức thủ pháp là chưởng pháp (dùng lòng bàn tay), thường được diễn luyện chung với Bát cực quyền.

Đây là bộ môn quyền thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa có lịch sử lưu truyền khá lâu đời.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền vào giữa thời nhà Minh môn quyền này đã được lưu truyền tương đối rộng rãi trong dân gian. Viên tướng nổi tiếng thời nhà Minh là Thích Kế Quang viết trong "Kỷ Hiệu Tân thư" nhiều chỗ luận thuật về Phách quải quyền, như ở Quyền kinh tiệp yếu biên có nói: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh vậy", trong đó có chữ "phi" có ý là xẻ treo áo chiến lên, "phách", "hoành" đều chỉ chiêu pháp của quyền thuật.

Vào khoảng năm Gia Khánh thời nhà Thanh, có hai lưu phái lớn của Phách quải quyền được phát triển mạnh ở vùng Hà Bắc, lưu phái thứ nhất là Phách quải quyền của Tả An Mai, còn gọi là Tả Bát gia, tại Tiểu gia trang ở Diêm Sơn, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Thông phách môn; lưu phái thứ hai là Phách quải quyền của Quách Đại Phát ở Nam Bì, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Phách quải Thông tý. Hai lưu phái này có hệ thống bài quyền khác nhau hoàn toàn và có những nét đặc sắc riêng.

Gần trăm năm lại đây, lộ một tử quyền của loại quyền Thông bị, Phách quải quyền truyền bá khá rộng nên xưa gọi Thông bị là Phách quải môn.

Năm 1928, dưới thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, thượng tướng lục quân Trương Chi Giang phụ trách trường võ thuật Trung ương Quốc Thuật Quán đã chiêu mộ nhân tài các danh thủ của các danh quyền và võ phái khắp miền nam bắc thành đội ngũ võ thuật quốc gia, trong lúc đại hội quần hùng hợp sức, các truyền nhân của hai đại phái Phách quải quyền được mời ra góp sức.

Các lưu phái Phách quải quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Trung Hoa Dân Quốc tại Trung ương Quốc Thuật Quán truyền nhân chi phái của Tả An Mai ở Diêm Sơn là Mã Anh Đồ và truyền nhân của Quách Đại Phát ở Nam Bì là Quách Trường Sinh giao tình thân thiết rất tâm đầu ý hợp, đã cùng nhau hợp tác và phá vỡ lối bảo thủ cổ truyền cùng nhau chỉnh lý và xây dựng chung thành một hệ phái lớn Phách quải quyền được truyền dạy cho đến ngày nay, làm cho Phách quải quyền tiến triển vượt bậc về mặt kỹ pháp chiến đấu và hệ thống lý luận.

Cũng trong thời gian này Mã Anh Đồ và Quách Trường Sinh đã cùng nhau xây dựng các bài binh khí rất nổi tiếng của Phách quải quyền và các bài binh khí này trở thành các bài chính thức của Wushu hiện đại, như bài Phách quải đao, Phong ma côn,...

Cũng có lưu thuyết nói rằng Phách quải quyền và Bát cực quyền có cùng một nguồn gốc và đã bị tách ra cách đây hàng trăm năm. Hiện nay ở Đài Loan có lưu hành loại quyền thuật hỗn hợp hai loại vừa Phách quải quyền và Bát cực quyền trong cùng một hệ thống quyền pháp.

Trong quá trình phát triển, Phách quải quyền đã tích hợp 24 chiêu thức tinh hoa trong quyền thuật (giá tử) của Thông bối quyền (nhị thập tứ thủ tinh hoa) để nâng cao tầm hữu dụng trong đấu pháp thực chiến, hệ Phách quải quyền này phát triển mạnh ở Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và có tên là Phách quải công Thương Châu, do đó những danh thủ Phách quải quyền ở Thương Châu cũng là danh thủ Thông bối quyền. Đây chính là lưu phái Thông bị Phách quải quyền Thương Châu.

Đặc trưng kỹ pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông bị phách quải quyền lấy 12 loại lớn, "giá tử lớn" làm cơ bản công để huấn luyện. Bài bản chủ yếu là lộ một phách quải quyền, lộ hai thanh long quyền, lộ ba phi hổ quyền, lộ bốn Thái thúc quyền và lưu thoái thế (rút chân), giá tử lưu thoái, thông bị 10 lộ đàn thoái v.v...

Về binh khí có ký thương (thương lạ), lục hợp đại thương, phách quải đao, phách quải song đao, thông bị tiểu kiếm, thất thập nhị kiếm, lan môn quyết (cọc ngắn chắn cửa), phong đầu câu, 55 hình (côn), 88 côn, phong ma côn (mài gió), tam tiết côn. Đặc điểm ở đây là đóng rộng mở lớn, cương nhu giúp nhau, lấy dài làm chủ lại kiêm cả ngắn để ra đòn. Về đường kình (kình đạo) thì chú trọng "cổn kình" (lăn kình), thôn thổ kình (nhả nuốt kình), lộc lộc kình (kình ròng rọc), phách quải kình (bổ treo).

Về kỹ pháp chú trọng vươn ra thì phải mở lớn khép rộng, thương dài kích lớn; thu về thì thế ngắn đốt mạnh, quấy dựa vào sức nặng cánh tay như có như không. Về thủ pháp thù lấy hút, bật, bổ, treo, vứt, chém làm chủ. Quyền pháp truyền tập lấy mạnh la giá tử (giá khéo chậm), khoái đả quyền (quyền đánh nhanh), cấp đả chiêu (chiêu đánh gấp) làm phép tắc tập luyện.

Về phong cách, Phách quải quyền và Thông bối quyền rất giống nhau, ở một phương diện nhất định, hai môn này có hệ thống lý luận gần nhau tựa như cùng một nhánh các bộ môn quyền thuật miền Bắc Trung Hoa. Tuy nhiên cách tiếp cận về kình pháp và kỹ xảo có phần khác nhau đôi chút, nhất là trong phần kết cấu các bài quyền.

Phách quải quyền chú trọng đại khai, đại hợp, dũng mãnh cương quyết, cương nhu phối hợp khai triển; về kỹ thuật yêu cầu cánh tay vòng, cổ tay hợp, vặn hông xoay eo, tất cả cánh tay, cổ tay, eo hông, vai, khuỷu tay (cùi chỏ) đều phải buông lỏng và phối hợp cùng lúc khi phát kình nên rất giống Thông bối quyền ví về phép vận khí hóa kình "eo hông là thân roi, tay là đầu roi, hai chân là cán roi" y hệt như đàn kình (kình co bật và đàn hồi) trong Thái cực quyền.

So với Thông bối quyền, số bài quyền (sáo lộ) của Phách quải quyền ít hơn, lưu truyền sớm nhất có bốn bài: Nhất lộ Phách quải, Nhị lộ Thanh Long, Tam lộ Phi Hổ, Tứ lộ Thái phục.

Hiện tại ở Thương Châu có lưu truyền các bài: Khoái sáo Phách quải (Phách quải nhanh), Nhạn sáo Phách quải (Phách quải chậm), Thanh Long quyền, Quải quyền, Pháo quyền; về bài binh khí thì có các bài sau: Phách quải đao, Phong ma côn, Miêu đao có hai bài,... cùng một số binh khí khác.

Thông bối quyền không những có nhiều lưu phái hơn Phách quải quyền mà các hệ thống bài quyền (sáo lộ) cho đến các bài binh khí cũng nhiều hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn.

Các bài quyền của Phách quải quyền thường ngắn gọn, độ tinh túy và mỹ cảm cao, dũng mãnh; trong khi Thông bối quyền thì có bài dài ngắn lớn nhỏ đầy đủ hơn.

Về kình pháp, Phách quải quyền và Thông bối quyền đều chú trọng Tiên kình (kình phát như roi quất) làm cơ sở nhưng Phách quải quyền khai triển thêm Phiên chỉ kình (kình lật bàn tay xỉa) và Lộc lô kình (kình phóng liên tiếp ào ạt); trong khi Thông bối quyền khai triển thành Lãnh đàn kình (kình lẫy nhanh gọn và có độ bật cao như cò súng) để phối triển thêm các loại kình khác như tụy kình (kình nhanh gọn dứt khoát), khoái kình (kình chớp như điện xẹt sao băng), cấp kình (kình gấp rút dồn dập), ngạnh kình (kình rắn chắc mạnh mẽ), trầm kình (kình dài và sâu ẩn), trường kình (kình xa phóng liên miên không dứt), miên kình (kình ảo diệu biến hóa liên tục), nhuyễn kình (kình cuốn hút và mềm như bông), xảo kình (kình khéo léo và linh hoạt).

So với Bát cực quyền, Phách quải quyền thường dùng các đường quyền chuyển động theo hình vòng cung tròn tạo ra sức ly tâm kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của vùng eo, hông; trong khi Bát cực quyền có những chuyển động nhanh đột ngột vùng eo hông và kết hợp động tác rất mạnh bạo vũ bão của cả cánh tay khi vung chưởng phóng quyền. Điểm giống nhau giữa Phách quải quyền và Bát cực quyền là lối đánh đá ào ạt và tấn công dồn dập, thế quyền mang tính lấn át hung hãn hơn so với Thông bối quyền.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khám phá danh mục của
Khám phá danh mục của "thiên tài đầu tư" - tỷ phú Warren Buffett
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá danh mục đầu tư của Warren Buffett
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một support với nhiều tiềm năng và liên tục được buff, Xilonen đã thu hút nhiều chú ý từ những ngày đầu beta
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta