Phát triển

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.[1][2]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bàn:

  • Sự phát triển mang tính khách quan.
  • Sự phát triển mang tính phổ biến.
  • Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú.
  • Sự phát triển có tính kế thừa.

Khuynh hướng phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là sự vận động đi lên cái mới, cái mới ra đời và thay thế cái cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Quan điểm phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

  • Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng. Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới hiện thực. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng diễn ra đa dạng, phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó phát triển vẫn là xu hướng chính, có vai trò chi phối các xu hướng khác. Quá trình nhận thức của con người phải phát hiện ra xu hướng chính để thúc đẩy sự vật phát triển.
  • Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo chiều hướng đi lên, mà còn bao hàm cả những biến đổi thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.
  • Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Giáo trình Triết học Mac - Lê nin. “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Phát triển xã hội - Một số quan điểm và Kinh nghiệm từ Châu Âu”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan