Phát triển cá thể (ontogenesis) là tập hợp các cơ chế và quá trình hình thành một cá thểsinh vật từ khi sinh ra, rồi sinh trưởng và phát triển tạo nên cá thể trưởng thành, qua các cơ chế thụ tinh (nếu có), biệt hóa của tế bào, mô và cơ quan và sự phát triển của các hệ cơ quan theo chương trình phát triển của bộ gen quy định và chịu tác động của môi trường ngoài.[1][2]
Thuật ngữ này trong tiếng Anh là ontogenesis hoặc morphogenesis,[3] dùng để chỉ nguồn gốc và sự phát triển của một sinh vật về cả thể chất và tâm lý (nếu có),[4] thường tính từ hợp tử là thời điểm thụ tinh giữa trứng với tinh trùng đến dạng trưởng thành của sinh vật đó.[3]
Về mặt diễn biến, phát triển cá thể là lịch sử biến đổi các đặc điểm sinh học gồm cả hình thái, giải phẫu, điều hoà gen,... của một cá thể trong chu kỳ sống của loài. Phát triển cá thể là đối tượng chủ yếu trong nghiên cứu của phôi học thuộc sinh học phát triển.
Khái niêm "phát triển cá thể" (onogeny) khác hẳn với khái niêm "phát sinh chủng loại"(phylogeny) đề cập đến lịch sử tiến hóa của một loài hoặc một đơn vị phân loại.[5][6]
Tuy nhiên các khái niệm "phát triển cá thể", "phát triển phôi" và "sinh học phát triển" là những khái niệm hoặc lĩnh vực liên quan chặt chẽ với nhau, nên đôi khi những khái niệm này được sử dụng thay thế cho nhau. Khái niệm "phát triển cá thể" cũng đã được sử dụng trong sinh học tế bào để mô tả sự phát triển và phân hoá của các loại tế bào khác nhau trong một cơ thể.[7]
Trong nhân loại học (anthropology), thì khái niệm này cũng được sử dụng để nói về "quá trình mà mỗi người đều là hiện thân của lịch sử tạo ra chính người đó",[8] hay như Cac Mac đã nói "Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội".
Trong sinh học, khái niệm này chỉ đề cập tới nội dung phát triển cá thể của sinh vật về mặt sinh học (hình thái, sinh lí, di truyền,...).
Thật ngữ "ontogeny" xuất phát từ tiếng Hy Lạp ὄν, trên (Ὄὄτς, tức ontos) là "bản thể" và hậu tố -geny từ tiếng Hy Lạp -γέγέεαα (geneia, nghĩa là "cách tạo").[9][10]
Một bài báo năm 1963 của Niko Tinbergen cho rằng "ontogeny" (phát triển cá thể) bao hàm: nhân quả, sống sót và tiến hóa. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng các biến đổi ở phát triển một cá thể vừa được kiểm soát từ trong (là "bẩm sinh") nhưng có tác động của các yếu tố môi trường ngoài.[11]
^Gould, S.J. (1977). Ontogeny and Phylogeny. Cambridge, Massachusetts: The Belknap Press of Harvard University Press
^Thiery, Jean Paul (ngày 1 tháng 12 năm 2003). “Epithelial–mesenchymal transitions in development and pathologies”. Current Opinion in Cell Biology. 15 (6): 740–746. doi:10.1016/j.ceb.2003.10.006. PMID14644200.
^Toren, Christina. "Comparison and ontogeny." Anthropology, by comparison (2002): 187.
^See -geny in the Oxford English Dictionary, second edition, 1989; online version March 2011, accessed ngày 9 tháng 5 năm 2011. Earlier version first published in New English Dictionary, 1898.
^Garland Jr., T.; Else, P. L. (1987). “Seasonal, sexual, and individual variation in endurance and activity metabolism in lizards”. American Journal of Physiology. Regulatory, Integrative and Comparative Physiology. 252 (3): R439–R449. doi:10.1152/ajpregu.1987.252.3.r439.