Phúc Âm Luca

Phúc âm Luca là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về sự giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-su. Ba Phúc âm còn lại là Phúc âm Matthew (Phúc âm Mátthêu hay Phúc âm Ma-thi-ơ), Phúc âm Mark (Phúc âm Máccô hay Phúc âm Mác) và Phúc âm John (Phúc âm Gioan hay Phúc âm Giăng). Trong tiếng Việt sách này được gọi là Tin mừng theo Thánh Luca (Công giáo) hoặc Tin lành theo Lu-ca (Tin lành). Đây là sách thứ ba cũng là sách dài nhất trong bốn sách Phúc âm.

Truyền thống cho rằng, tác giả của Phúc âm Luca cũng là tác giả của Sách Công vụ Tông đồ (Công vụ các Sứ đồ). Cũng như các Phúc âm kinh điển khác, nguồn gốc của Phúc âm này không rõ. Từ thế kỷ thứ hai, Luca được xem là tác giả của sách này. Ông được nêu tên trong Thư gửi tín hữu Côlôsê 4:14. Lu-ca là một bác sĩ, là một môn đệ và là bạn đồng hành của Sứ đồ Phaolô.

Trong lời mở đầu, tặng cho Theophilus, (Lu-ca 1:1-4), tác giả viết rằng nhiều người đã tường thuật những sự việc theo trình tự[1] từ những nhân chứng tai nghe mắt thấy, nên tác giả cũng quyết định làm như vậy. Sau khi nghiên cứu mọi việc từ lúc bắt đầu, ông viết lại để Theophilus có thể hiểu tường tận những điều mà ông được hướng dẫn.

Bố cục chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung của Phúc âm Lu-ca theo thứ tự như sau:

Lời Giới thiệu


Sự giáng sinh và thời niên thiếu của Chúa Giê-xu

  • Thầy tế lễ Giacaria (1:5-25)
  • Công bố về sự ra đời của Gioan Tẩy giả (1:26–45)
  • Thiên thần báo tin cho Maria (1:46–56)
  • Gioan Tẩy giả (1:57–80; 3:1–20; 7:18-35; 9:7–9)
  • Bài ngợi ca của Giacaria (1:68-79)
  • Cuộc thống kê dân số của Quirinius (2:1-5)
  • Sự giáng sinh của Chúa Giê-xu (2:6–7)
  • Các mục đồng chiêm bái Chúa (2:8–20)
  • Lễ dâng hiến và cắt bì tại đền thờ (2:21–40)
  • Bài ngợi ca của Simêôn (2:29-32)
  • Lạc mất tại đền thờ (2:41-52)


Chúa chịu phép rửa và bị cám dỗ

  • Chúa chịu phép rửa (3:21–22)
  • Gia phả Chúa Giê-xu (3:23–38)
  • Chúa bị cám dỗ (4:1–13)


Giáo vụ của Chúa tại Galilee

  • Tin mừng (4:14–15)
  • Chúa bị quê hương chối từ (4:16–30)
  • Capernaum (4:31-41)
  • Hành trình truyền giảng tại Gallile (4:42–44)
  • Chúa gọi Simon, Giacôbê và Gioan (5:1–11)
  • Chúa chữa người cùi và bại liệt (5:12-26)
  • Chúa gọi Mátthêu (5:27–32)
  • Dụ ngôn Rượu mới bình cũ, Vấn đề kiêng ăn (5:33–39)
  • Bứt lúa trong ngày Sa-bát (6:1–11)
  • Mười hai Sứ đồ (6:12–16; 9:1–6)
  • Bài giảng trên núi (6:17–49)
  • Phép lạ của Chúa Giê-xu (7:1-17)
  • Chúa được xức dầu (7:36–50)
  • Những nữ môn đệ của Chúa (8:1–3)
  • Dụ ngôn Người gieo giống (8:4-8,11–17)
  • Mục đích của những dụ ngôn (8:9-10)
  • Muối, Ánh sáng (8:16–18; 11:33; 14:34–35)
  • Quở sóng gió (8:22–25)
  • Đuổi bầy quỷ (8:26–39)
  • Chữa lành cho con gái người cai nhà hội (8:40-56)
  • Hóa bánh cho 5000 người ăn (9:10–17)
  • Phêrô xưng nhận Chúa (9:18–20)
  • Con người (9:21–25, 44–45, 57-58; 18:31–34)
  • Sự tái lâm (9:26-27)
  • Chúa hóa hình (9:28–36)
  • Chữa lành cho bé trai bị quỷ nhập (9:37-43)
  • Người đầu trở nên cuối và người cuối trở nên đầu (9:46-48)
  • Thái độ đối với Chúa (9:49–50)


Những sự dạy dộ của Chúa trên hành trình về Jerusalem


Những xung đột, bị hành hình và sự sống lại

  • Vào Jerusalem (19:28–44)
  • Chúa và những người đổi tiền (19:45–20:8)
  • Dụ ngôn Những tá điền sát nhân (20:9–19)
  • Trả lại cho Xêda vật gì của Xêda (20:20–26)
  • Sự sống lại (20:27–40)
  • Đấng Cứu Thế và vua Đa-vít (20:41-44)
  • Trách những thầy giáo luật (20:45-47)
  • Bài học về sự dâng hiến của một góa phụ nghèo (21:1-21:4)
  • Ngày tận thế (21:5–38)
  • Judas Iscariot (22:1–6)
  • Tiệc thánh (22:7–23)
  • Ai lớn hơn? (22:24-27)
  • 12 ngôi đoán xét (22:28-30)
  • Phêrô chối Chúa (22:31–34, 54–62)
  • Hai thanh gươm(22:35-38)
  • Chúa bị bắt (22:39–53)
  • Chúa bị người Do Thái xử tại dinh Thượng tế (22:63–71)
  • Chúa bị Philatô xử] (23:1–5, 13–25)
  • Chúa bị vua Herod Antipas xử] (23:6–12)
  • Sự chết và sự sống lại của Chúa (23:26–49)
  • Giô-sép, người Arimathê (23:50–56)
  • Mộ trống (24:1–12)
  • Chúa Phục Sinh hiện ra cho hai môn đệ trên đường Emmau, và sau đó với các môn đệ (24:13–43)
  • Đại Mạng Lệnh (24:44–49)
  • Chúa thăng thiên (24:50–53)

Trích đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society
  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House
  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn
  • Wenham G.J., Motyer J.A., Carson D.A., France R.T, "Giải Nghĩa Kinh Thánh" (2001) - Viện Thần học Việt Nam, Garden Grove, CA.
  • Barclay, W., "Phúc Âm Lu-ca" (1991), Văn Phẩm Nguồn Sống.
  1. ^ Scholars Version translation from The Complete Gospels, Robert J. Miller, editor, 1992
  2. ^ Lc 6, 27 – 38

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phúc âm Luca trực tuyến:

Đề tài liên quan:

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Tất cả Titan đều xuất phát từ những người Eldia, mang dòng máu của Ymir
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Kazuha hút quái của Kazuha k hất tung quái lên nên cá nhân mình thấy khá ưng. (E khuếch tán được cả plunge atk nên không bị thọt dmg)