Phúc Trìu

Phúc Trìu
Xã Phúc Trìu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
Thành phốThái Nguyên
Địa lý
Tọa độ: 21°33′39″B 105°44′36″Đ / 21,56083°B 105,74333°Đ / 21.56083; 105.74333
Phúc Trìu trên bản đồ Việt Nam
Phúc Trìu
Phúc Trìu
Vị trí xã Phúc Trìu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,92 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4.963 người[1]
Mật độ262 người/km²
Khác
Mã hành chính05494[2]
Websitephuctriu.thainguyencity.gov.vn

Phúc Trìu là một thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phúc Trìu nằm ở phía tây thành phố Thái Nguyên, có vị trí địa lý:

Xã Phúc Trìu có diện tích 18,92 km², dân số năm 1999 là 4.963 người,[1] mật độ dân số đạt 262 người/km².

Xã có tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua và có đường nối với tuyến tỉnh lộ 261 tại xã Phúc Xuân. Trên địa bàn Phúc Trìu có đập chính của hồ Núi Cốc và có dòng chính của sông Công chảy qua. Ngoài ra, một số hệ thống thủy lợi từ hồ Núi Cốc cũng đi qua địa bàn của xã.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Phúc Trìu là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ.

Ngày 1 tháng 10 năm 1983, tách xóm Yên Ninh của xã Phúc Trìu để sáp nhập với xã Phúc Thọ (huyện Đại Từ) và một số xóm khác thành xã Phúc Tân thuộc huyện Đồng Hỷ.[3]

Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 102-HĐBT sáp nhập xã Phúc Trìu vào thành phố Thái Nguyên.[4]

Đến năm 2019, xã Phúc Trìu được chia thành 15 xóm: Rừng Chùa, Thanh Phong, Đồng Nội, xóm Chợ, Nhà thờ, Lai Thành, Cây Re, Khuôn 1, Khuôn 2, Phúc Thuần, Đồi Chè, Đá Dựng, Soi Mít, Phúc Tiến, Hồng Phúc.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Thanh Phong vào xóm Rừng Chùa, sáp nhập hai xóm Khuôn 1 và Khuôn 2 thành xóm Khuôn, sáp nhập hai xóm Lai Thành và Cây Re thành xóm Phúc Thành, sáp nhập xóm Đồi Chè và xóm Đá Dựng thành xóm Chè, sáp nhập xóm Hồng Phúc vào xóm Phúc Tiến.[5]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phúc Trìu được chia thành 10 xóm: Chè, Chợ, Đồng Nội, Khuôn, Nhà Thờ, Phúc Thành, Phúc Thuần, Phúc Tiến, Rừng Chùa, Soi Mít.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị định số 113-HĐBT
  4. ^ Quyết định 102-HĐBT năm 1985 về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thành phố thuộc tỉnh Bắc Thái
  5. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan