Bình luận mới nhất: 13 năm trước7 bình luận5 người đã thảo luận
Vị trí so với đơn vị hành chính mà nó trực thuộc (phía đông /tây/đông bắc... so với ...)
Mã đơn vị hành chính
Tỉ lệ dân số thành thị, nông thôn (không áp dụng cho thị trấn, phường, quận)
Loại đô thị: chỉ áp dụng cho thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Năm thành lập, năm được nâng cấp (lên thị trấn, thị xã/quận/thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
Xem xét bổ sung Số điện thoại, số fax của UBND
Đối với các đơn vị HC cấp huyện, cấp xã, nhiều thông tin không cần thiết như múi giờ , mã điện thoại, biển số xe, cần có ghi chú vì khi dùng bản mẫu, nhiều người có xu hướng điền tất cả thông tin có thể, làm cho hộp thông tin dài dòng không cần thiết.
--Hungda (thảo luận) 05:07, ngày 27 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trường "quốc gia" có lẽ nên để ngầm định sẵn là Việt Nam.
Màu nền nên để tùy biến hoặc phụ thuộc vào kiểu vai trò hành chính.
Những chi tiết bạn Hungda nêu rất dễ bổ sung, chủ yếu cần ý kiến của mọi người để hoàn thiện hơn. Ban đầu tôi cũng nghĩ "quốc gia" định sẵn là Việt Nam, nhưng có thể bản mẫu này còn dùng cho các đơn vị hành chính cũ, sẽ không là Việt Nam với cờ như hiện nay. Bản mẫu này chỉ định dùng riêng cho các đơn vị hành chính Việt Nam nên đã bớt phức tạp hơn nhiều so với bản mẫu Thông tin khu dân cư. Tuy vậy đúng như Apple nói, càng chi tiết sẽ càng khó sử dụng, ngoài ra nó còn là bản mẫu quá dài nữa. Để buổi tối tôi sẽ sửa lại như Hungda đề nghị và chờ mọi người cho ý kiến thêm.--Paris 16 (thảo luận) 09:42, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ý tôi là thay vì phải viết lại hoàn toàn 1 bản mẫu mới, tại sao ta không làm một bản mẫu cho đơn vị hành chính Việt Nam, dựa trên Thông tin dân cư. Hay nói cách khác, ta thiết lập những thông số chung và cho người dùng thiết lập một ít thông tin còn lại trong Thông tin dân cư. Làm vậy nó tạo ra tính thừa kế và dễ tái sử dụng. Chứ mỗi lần cần một bản mẫu cho khu vực thì lại viết lại code hoàn toàn, phí sức quá. Tân (thảo luận) 01:20, ngày 30 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Để chắc chắn mọi người hiểu đúng, tôi ví dụ cụ thể như Thông tin dân cư có 20 mục cần điền, thì ta tạo Bản mẫu Việt Nam gọi Thông tin dân cư, thiết lập sẵn 15 mục, để trống 5 mục để người dùng sử dụng. Tân (thảo luận) 01:24, ngày 30 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 13 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Nên tách làm các bản mẫu hành chính cấp tỉnh, hành chính cấp huyện, hành chính cấp xã thì phù hợp hơn. Ví dụ ở bản cấp tỉnh có các thông tin như biển số xe, mã vùng ĐT,...nhưng đến cấp huyện, xã thì những thông tin này không cần thiết nữa. Ví dụ nữa là lãnh đạo, Wiki hiện nay chỉ có tiêu chuẩn cho lãnh đạo cấp tỉnh nhưng cấp huyện, xã thì không, nên đưa những thông tin lãnh đạo vào bản cấp huyện, xã sẽ thừa,... Theo tôi nên đơn giản, sơ lược thôi, nhấn mạnh vào một số điểm chính là được, người ta thường đọc nội dung bài chứ ít khi đọc bản mẫu. Đông Sơn (thảo luận) 11:29, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Phần trung tâm hành chính bạn Hungda điền không chính xác. Trong các bài về tỉnh, kiểu trung tâm hành chính sẽ là tỉnh lỵ, trung tâm hành chính sẽ là tỉnh lỵ của tỉnh đó. Xem ví dụ bài Thừa Thiên - Huế. Các dòng xã, phường và thị trấn tôi sẽ bỏ đi vì thực tế không có đơn bị hành chính nào phụ thuộc cấp xã. --Paris 16 (thảo luận) 16:56, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Có tỉnh lị và cũng có huyện lị nữa, nên có thể giữ lại xã và thị trấn vì 2 loại hình hành chính này có thể là huyện lị. Nếu để trung tâm hành chính thì Ba Đình được coi là trung tâm hành chính của HN, và 1 phường nào đó cũng có thể được coi là trung tâm hành chính của quận Ba Đình hay của TP Thái Nguyên. Do đó nên thay trung tâm hành chính bằng tỉnh lị và huyện lị, các loại hình hành chính đô thị không cần nêu trung tâm hành chính.Hungda (thảo luận) 17:12, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ở xã là bí thư đảng ủy xã/phường/thị trấn. Nhưng nói như anh Đông Sơn, các lãnh đạo cấp huyện và cấp xã nói chung không nổi bật (không có bài riêng), mặt khác nhiệm kì của họ cũng ngắn hơn (?), số lượng lại nhiều hơn gấp bội, khó cập nhật và bảo trì, tốt nhất không nên đưa vào (ghi chú rõ chỉ điền thông tin đối với cấp tỉnh). Ngoài ra một số quận/huyện đang thí điểm bỏ HĐND, trường hợp này thông tin điền vào sẽ là không tổ chức HĐND. Hungda (thảo luận) 18:19, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đúng là cần xem lại như ý kiến của Tân nêu. Việc lập nhiều bản mẫu không phải việc tốt. Tôi tạo bản mẫu này vì hiện có nhiều bản mẫu về hành chính Việt Nam, còn bản mẫu Thông tin dân cư khá phức tạp. Mời mọi người, đặc biệt các thành viên hay viết về lĩnh vực này, cho ý kiến xem Thông tin dân cư có quá khó dùng không. Có nên tạo một bản mới cho riêng hành chính Việt Nam không.--Paris (thảo luận) 11:41, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nếu tôi không nhầm thì vẫn thiếu một số thông tin: Vị trí so với đơn vị hành chính mà nó trực thuộc (phía đông /tây/đông bắc... so với ...); Mã đơn vị hành chính; Tỉ lệ dân số thành thị, nông thôn... Theo tôi trong phần Cách sử dụng của bản mẫu nên đưa các bản hướng dẫn cụ thể cho từng loại hình hành chính: xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh, tỉnh, TP TW, trong đó chỉ liệt kê các tham số nào cần điền thông tin, sẽ rất tiện sử dụng. VD thông tin về lãnh đạo, biển số xe và mã điện thoại chỉ cần cho cấp tỉnh, thông tin về tỉ lệ dân số thành thị-nông thôn không cần cho các quận... Ngoài ra tôi đang băn khoăn là nếu thống nhất dùng 1 bản mẫu này thì ai sẽ kiên nhẫn đổi các bản mẫu đang dùng của các đvhc cấp huyện, xã!? Hungda09:58, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Về vị trí so với đơn vị hành chính mà nó trực thuộc tôi nghĩ nên viết bằng một câu trong bài thì hơn. Cho vào bản mẫu sẽ khá dài và rối. Mã đơn vị hành chính tôi sẽ thêm ngay bây giờ. Còn dân số thành thị, nông thôn đã có rồi, Hungda có thể xem ở các ví dụ bên dưới, nếu cần nêu tỉ lệ thì chỉ cần mở ngoặc đơn và thêm số liệu phần trăm vào đó. Thông tin lãnh đạo, biển số xe nếu không điền sẽ không hiện ra, bạn có thể xem ví dụ bản mẫu với Đà Lạt. Hướng dẫn cụ thể tôi sẽ viết khi nào bản mẫu hoàn chỉnh. Còn việc cuối cùng, đổi các bản mẫu đang dùng của các đvhc cấp huyện, xã, nó cũng như nhiều việc khác ở Wiki, chúng ta thay thế dần từng bước. Bản mẫu Huyện Việt Nam hiện giờ có một vài lỗi (các tham số không điền vẫn hiện ra), vì vậy thế nào chúng ta cũng cần sửa đổi. Số bài sử dụng các bản mẫu huyện xã tôi vừa xem thấy cũng chưa quá nhiều đâu.--Paris10:14, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi hiểu là không điền sẽ không hiện ra, nhưng hướng dẫn riêng cho từng loại hình thì rất tiện, không chỉ cho những người mới làm quen với wiki mà cả nhiều thành viên khác nữa, vì chúng ta đâu phải ngày nào cũng dùng đến nó, thay vì ngồi kiểm tra xem thông số nào cần, thông số nào không cần thì có thể copy cái roẹt. Với các bài cấp xã, riêng việc bỏ tọa độ (theo tôi không cần thiết cho cấp hành chính này) đã bớt được mấy dòng rồi. Hungda10:37, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy tôi sẽ tạo ba bản mã sẵn cho ba cấp hành chính. Trong đó các tham số không cần thiết sẽ lược bớt. Riêng tọa độ thì tôi thấy bài nào cũng cần.--Paris10:48, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tên chính xác của mã hành chính là mã số đơn vị hành chính, và nó cùng với mã bưu chính được quy định tới cấp huyện và cấp xã nên cần được bổ sung vào bản hướng dẫn. Có thể bổ sung mã địa lí theo ISO 3166-2:VN (tham khảo Bản mẫu:Tỉnh Việt Nam). Về năm thành lập, lấy ví dụ TP Thanh Hóa: đóng vai trò trấn thành Thanh Hóa (~ tỉnh lị) từ 1804 (năm này được tỉnh TH coi là năm thành lập TP), lên thị xã năm 1889, lên TP thuộc tỉnh năm 1929, giải thể vào thời kì đầu kháng Pháp, rồi lại lên thị xã, rồi trở lại là TP năm 1994, lên đô thị loại 2 năm 2004. Vậy theo tôi hiểu, "kiểu thành lập 1" = Đô thị loại 2 tương ứng với "thành lập 1" = 2004, còn "thành lập" =???, là năm 1804 hay năm 1929 hay 1994. Thêm nữa, đối với các tham số này, cần bổ sung vào bản hướng dẫn cho cấp huyện vì TP thuộc tỉnh và thị xã đều được xếp loại đô thị (2 hoặc 3,4,5). Đó chính là lí do nên tách riêng phần hướng dẫn cho TP thuộc tỉnh và thị xã, thậm chí tách riêng cho quận (vì không cần "huyện lị" và "số dân nông thôn", riêng loại hình HC này dùng "bí thư quận ủy", hiện còn chưa có trong bản mẫu). Ngoài ra trước đây cũng từng có thảo luận rằng bí thư là bên ĐCSVN, không phải là chính quyền, nên không thể xếp vào mục Hành chính. Cũng trong mục này, phần tên khác thường là tên không chính thức (VD: Hạc Thành đối với TP Thanh Hóa), vậy có nên giữ trong mục Hành chính mà tên của mục này đã mang tính chính thức rồi? Hungda15:06, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đúng là vì tôi không rành lĩnh vực này nên lập bản mẫu còn thiếu khá nhiều thứ. Nhưng hiện giờ có vẻ như đã quá nhiều mã (mã bưu chính, mã điện thoai, mã số đơn vị hành chính, biển số xe), vậy nên xem có thông tin nào ít quan trọng để loại bỏ không? Về năm thành lập, nếu không rõ ràng hay không có thì không điền. Tham số "kiểu thành lập 1" và "thành lập 1" là một tùy chọn, sử dụng trong các trường hợp khác như nâng cấp thành phố, thị xã, đô thị loại I... Tôi sẽ thêm "bí thư quận ủy". Còn các chi tiết khác chờ mọi người thảo luận thêm, tôi sẽ sửa khi nào chúng ta thống nhất.--Paris15:25, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ dùng bản mẫu này, trong quá trình sử dụng nếu gặp lỗi hoặc phát sinh gì thì sửa/bổ sung. Lúc trước tôi tạo một loạt các bài về hành chính Nhật Bản thì cũng dùng một bản mẫu cho các thành phố lớn, tới các thị trấn và làng. Bản mẫu đó dựa trên bản mẫu infobox dân cư nhưng chỉnh sửa cho phù hợp với các cấp hành chính của Nhật--Cheers!10:22, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 12 năm trước3 bình luận1 người đã thảo luận
Nên thêm các thông số tọa độ theo "vĩ độ", "vĩ phút" và "vĩ giây", tương tự đối với kinh độ. Như thế sẽ làm tăng độ chính xác, và dễ dàng khi nhập vào độ/phút/giây thay vì như hiện tại nhập vào độ thập phân.--Cheers! (thảo luận) 04:46, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Mục được công nhận là đô thị thì không thể tính là thành lập một đơn vị hành chính được vì chúng rõ ràng khác nhau, vì đô thị chỉ có thể được "công nhận" là loại mấy như I, II, III, còn thành lập chỉ dùng để nói về đơn vị hành chính và phân loại đô thị có thể là một trong những tiêu chí nhỏ để có thể thành lập một đơn vị hành chính đô thị. Thêm vào đó cơ quan có thẩm quyền công nhận loại đô thị và thành lập đơn vị hành chính cũng khác nhau, đó là Thủ tướng Chính phủ với đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II, Bộ Xây dựng với đô thị loại III và loại IV, Ủy ban nhân dân tỉnh với đô thị loại V và Ủy ban thường vụ Quốc hội với việc thành lập đơn vị hành chính. Do đó không nên đồng nhất chúng trong mục "thành lập" mà thay vào đó nên thêm 2 mục là loại đô thị và năm công nhận sẽ hợp lí hơn, lưu ý là mục này chỉ áp dụng đối với một số đơn vị hành chính đô thị và nông thôn. =))Thanhdien8421 (thảo luận) 13:59, ngày 16 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời
Xin chào.
Tiêu đề về Kinh tế là tiêu đề vô cùng quan trọng trong số các tiêu đề như Dân số, Chính quyền, Địa lý, Khác. Mục này thể hiện được sự tồn tại, phương hướng phát triển của một đơn vị trong tương lai. Ở mỗi trang về đơn vị hành chính khác đều cần có chủ đề kinh tế đó ở Bản mẫu bên phải, có thể kể tới các quốc gia trên thế giới, các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Các đơn vị hành chính Việt Nam rất cần thiết mục kinh tế đó, để ngày càng rõ ràng hơn. Ở Bản mục thông tin đơn vị hành chính Việt Nam, bởi vì sự trùng của bản mẫu cấp tỉnh, huyện và xã cho nên không thể bổ sung nối Kinh tế, huyện, xã. Rất mong các bạn có thể chỉnh sửa để tách biệt huyện, xã ra khỏi bản đó. Xin cảm ơn.
Mong bạn Thanhdien8421.
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 1 tháng 4 năm 2020
Bình luận mới nhất: 2 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Yêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn.
Tôi muốn yêu cầu sửa đổi trang này để bổ sung thêm thông tin chứ không có ý phá hoại. Cụ thể là bổ sung thêm tham số "phương ngôn" để người xem có thể biết được khu vực đó sử dụng tiếng địa phương gì. Đây cũng chỉ là đề xuất nho nhỏ của tôi. Xin mọi người chấp thuận, vì phương ngữ rất quan trọng. Tuy đều là tiếng Việt nhưng mỗi vùng lại nói khác nhau, tham số phương ngôn mục đích làm nổi bật lên đặc tính của từng địa phương. 194.233.94.73 (thảo luận) 02:23, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ngôn ngữ ở Việt Nam không chỉ có tiếng Việt, mà còn có cả các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, nên đề xuất tham số ngôn ngữ sẽ bao quát hơn phương ngôn. Nếu phương ngữ tiếng Việt chỉ được chia theo vùng thì chỉ cần tham số vùng là đủ. Còn nếu địa phương đó có phương ngữ riêng thì thông tin đó có thể được viết trực tiếp vào trong bài viết thay vì bản mẫu, bởi vì mục đích của bản mẫu hộp thông tin là để tóm tắt thông tin quan trọng về chủ thể. Nếu được thêm vào, liệu có cần cập nhật tham số này cho các bài về đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã hay không? Khi đó, số lượng bài cần cập nhật sẽ khá lớn. – Ioe201514:56, ngày 4 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời