![]() | Một biên tập viên đang sửa phần lớn trang bài viết này trong một thời gian ngắn. Để tránh mâu thuẫn sửa đổi, vui lòng không chỉnh sửa trang khi còn xuất hiện thông báo này. Người đã thêm thông báo này sẽ được hiển thị trong lịch sử trang này. Nếu như trang này chưa được sửa đổi gì trong vài giờ, vui lòng gỡ bỏ bản mẫu. Nếu bạn là người thêm bản mẫu này, hãy nhớ xoá hoặc thay bản mẫu này bằng bản mẫu {{Đang viết}} giữa các phiên sửa đổi. Trang này được sửa đổi lần cuối vào lúc 06:15, 4 tháng 4, 2025 (UTC) (73 giây trước) — Xem khác biệt hoặc trang này. |
Phường 6
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Quận | Quận 8 | ||
Thành lập | 1987[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°44′9″B 106°38′47″Đ / 10,73583°B 106,64639°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1,47 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 40.373 người | ||
Mật độ | 27.464 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 27424[2] | ||
Phường 6 là một phường thuộc Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 6 nằm ở phía trung tâm Quận 8, có vị trí địa lý:
Phường 6 có diện tích 1,47 km², dân số năm 2021 là 40.373 người, mật độ dân số đạt 27.464 người/km².
Vùng đất này dưới thời Pháp thuộc ít người sinh sống, đa phần là đồng ruộng. Năm 1954, cha cố Phaolô Hoàng Quỳnh dẫn dắt hơn một ngàn người theo đạo Công giáo về khu vực phường 6 và phường 7 ngày nay, xây dựng xóm làng, dân cư trở nên đông đông đúc. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, phường 6 là phường Bình An thuộc quận Tám, thành phố Sài Gòn.
Sau năm 1975, phường Bình An trở thành phường 9 thuộc quận 8. Đến ngày 14 tháng 2 năm 1987, phường 9 đổi thành phường 6 cho đến ngày nay.[3]
Phần lớn dân cư ở khu vực sinh sống trên đường Phạm Thế Hiển, đa phần theo đạo Công giáo, nên được gọi là "xóm đạo".[4][5] Trên tuyến đường có hai nhà thờ lớn, mang tên Bình Thái và Bình An. Vào mỗi dịp Giáng sinh, những giáo dân khu vực này đều tạo lập hang đá để tỏ lòng tạ ơn, mừng ngày Chúa ra đời.[6][7] Khu vực này được biết đến là xóm đạo lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[8] Bên cạnh đó, vẫn có dân cư theo các tôn giáo khác. Trên địa bàn phường có chùa Phổ Chiếu, chùa Phổ Đà Sơn và chùa Từ Thoàn.
Trên địa bàn phường có hai chợ truyền thống, chợ Bình An và chợ Lò Than.[9][10]