Quận 8

Quận 8
Quận
Biểu trưng
Đường Bình Đông ven kênh Tàu Hủ tại Quận 8
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND4 Dương Quang Đông, phường 5
Phân chia hành chính10 phường
Đại biểu Quốc hộiLê Thanh Phong
Nguyễn Tri Thức
Lê Minh Trí
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Thanh Tùng
Bí thư Quận ủyVõ Ngọc Quốc Thuận
Địa lý
Tọa độ: 10°43′24″B 106°37′40″Đ / 10,72333°B 106,62778°Đ / 10.72333; 106.62778
MapBản đồ Quận 8
Quận 8 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 8
Quận 8
Vị trí Quận 8 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 8 trên bản đồ Việt Nam
Quận 8
Quận 8
Vị trí Quận 8 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,11 km²[1]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng424.667 người[2]
Mật độ22.222 người/km²
Dân tộcViệt (85%), Hoa (12%)...
Khác
Mã hành chính776[3]
Biển số xe59-L1, 59-L2, 59-L3, 59-LA
Websitequan8.hochiminhcity.gov.vn

Quận 8 là một quận nội thành nằm ở phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 8 nằm về phía nam khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn quận nằm trải dài theo kênh Tàu Hủkênh Đôi, bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Quận có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 19,11 km², dân số năm 2019 là 424.667 người[2], mật độ dân số đạt 22.222 người/km².

Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện cách đây gần nửa thế kỷ, nhưng địa bàn của Quận 8 ngày nay đã có cách đây trên 300 năm cùng với lịch sử vùng đất Gia Định lúc bấy giờ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và Tân Bình, thì vùng Quận 8 lúc bây giờ thuộc về địa bàn Tân Long, huyện Tân Bình.

Trước năm 1976, địa bàn quận 8 ngày nay bao gồm quận 7 và quận 8 cũ.

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có của Đô thành Sài Gòn thành tám quận mới: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhất, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính):

  • Quận 7 (quận Bảy): một phần địa giới của quận 5 cũ; có 06 phường: Bến Đá, Bình Đông, Cây Sung, Hàng Thái, Phú Định, Rạch Cát;
  • Quận 8 (quận Tám): phần địa giới thuộc quận 4 cũ, phía nam Kênh Tàu Hủ; có 05 phường: Bình An, Chánh Hưng, Hưng Phú, Rạch Ông, Xóm Củi.

Sự phân chia hành chính này của quận Bảy và quận Tám vẫn giữ nguyên cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Từ năm 1975 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Q8 trong nội thành
Tp Hồ Chí Minh

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 7 (quận Bảy) và quận 8 (quận Tám) cùng thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, quận Bảy và quận Tám cũ hợp nhất lại thành quận 8 cho đến ngày nay. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 8 chia ra 22 phường, đánh số từ 1 đến 22.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 8 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[4] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 8 giải thể 22 phường hiện hữu, thay thế bằng 16 phường mới, đánh số từ 1 đến 16:

1. Sáp nhập một phần phường 3 cũ với phường 2 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 2.

2. Sáp nhập phần còn lại của phường 3 cũ với phường 4 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 3.

3. Sáp nhập phường 5 cũ với phường 6 cũ và một phần phường 7 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 4.

4. Sáp nhập phần còn lại của phường 7 cũ với phường 8 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 5.

5. Đổi tên phường 9 cũ thành phường 6.

6. Đổi tên phường 22 cũ thành phường 7.

7. Đổi tên phường 10 cũ thành phường 8.

8. Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 11 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 9.

9. Sáp nhập phần còn lại của phường 12 cũ với phường 13 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 10.

10. Sáp nhập phường 15 cũ, một phần phường 16 cũ với phường 14 cũ thành một phường lấy tên là phường 11.

11. Sáp nhập phần còn lại của phường 15 cũ với phường 17 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 12.

12. Đổi tên phần còn lại của phường 16 cũ thành phường 13.

13. Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 18 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 14.

14. Sáp nhập phần còn lại của phường 19 cũ với phường 20 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 15.

15. Đổi tên phường 21 cũ thành phường 16.

Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025)[5]. Theo đó, sáp nhập Phường 1, Phường 2 và Phường 3 thành phường Rạch Ông; sáp nhập Phường 8, Phường 9 và Phường 10 thành phường Hưng Phú; sáp nhập Phường 11, Phường 12 và Phường 13 thành phường Xóm Củi.

Quận 8 có 10 phường trực thuộc như hiện nay.

Thông tin thêm về các phường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phường Chánh Hưng cũ: các phường 4 và 5 hiện nay
  • Phường Bình An cũ: phường 6 hiện nay
  • Phường Hàng Thái và phường Bến Đá cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 7 hiện nay
  • Phường Cây Sung cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 14 hiện nay
  • Phường Bình Đông (thuộc quận 7 cũ): phường 15 hiện nay
  • Phường Phú Định cũ và phường Rạch Cát cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 16 hiện nay

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 8 có 10 phường: 4, 5, 6, 7, 14, 15, 16, Hưng Phú, Rạch Ông, Xóm Củi.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở giáo dục đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website Ghi chú
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh[6] 159 Hưng Phú, phường Hưng Phú [1] Khoa Y tế công cộng
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn 180 Cao Lỗ, Phường 4 [2]

Trường cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website Ghi chú
Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
296 Lưu Hữu Phước, Phường 15 [3]
Trường Cao đẳng Nam Sài Gòn 47 Cao Lỗ, Phường 4 [4]

Trường Trung học phổ thông (THPT)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website
Trường THPT chuyên Năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định 215 Hoàng Ngân, Phường 16 [5]
Trường THPT Lương Văn Can 173 Phạm Hùng, Phường 4 [6]
Trường THPT Ngô Gia Tự 360E Bến Bình Đông, Phường 15 [7]
Trường THPT Nguyễn Văn Linh Số 2 đường 3154 Phạm Thế Hiển, Phường 7 [8][liên kết hỏng]
Trường THPT Tạ Quang Bửu 909 Tạ Quang Bửu, Phường 5 [9]
Trường THPT Võ Văn Kiệt 629 Bình Đông, Phường 13 [10]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Tên đường của quận Tám trước 1975

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đường Chánh Hưng nay là đường Phạm Hùng
  • Đường Sở Rác nay là đường Âu Dương Lân
  • Một phần bến Nguyễn Duy (từ bến Ngô Sĩ Liên đến cuối đường) nay là đường Lưu Hữu Phước
  • Một phần đường Cần Giuộc (từ đường Đinh Hòa đến đường Nguyễn Duy) nay là đường Cao Xuân Dục
  • Đường Vũ Phạm Hàm nay là đường Bình Đức.

Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khmer chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…

Cư dân quận 8 phần lớn sống tập trung trên 5 cù lao phía bên trái và đầu dải đất phía đông ở bên phải.

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Quận 8 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Zen Home, khu đô thị The Pega Suite, khu đô thị Phú Thịnh Riverside,...

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 33”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ “Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023–2025”.
  6. ^ Về bản chất, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là trường đại học.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Aoi Todo là một thanh niên cao lớn, có chiều cao tương đương với Satoru Gojo. Anh ta có thân hình vạm vỡ, vạm vỡ và làn da tương đối rám nắng
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được