Phạm Hòa Bình

Phạm Hòa Bình
Chức vụ
Phó Giám đốc Ngoại khoa
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nhiệm kỳ2009 – 2014
Giám đốcTrần Duy Anh
Tiền nhiệmHoàng Minh Châu
Kế nhiệmNguyễn Thế Hoàng
Thông tin cá nhân
Danh hiệuThầy thuốc Nhân dân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh13 tháng 8, 1954 (70 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaPhạm Gia Triệu
MẹNguyễn Thị Hồng Nhung
Con cáiPhạm Ngọc Minh
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Phục vụViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc

Phạm Hòa Bình (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1954) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[1] Ngoài ra, ông là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, được tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hòa Bình sinh ngày 13 tháng 8 năm 1954 tại xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Phạm Gia Triệu, một Thầy thuốc Nhân dân và là bác sĩ quân y đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[3] Từ năm 1965 đến năm 1970, ông học tập tại Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Đến năm 1971 thì ông theo học tại Đại học Quân y. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 8 năm 1978, ông được điều về Khoa B7 - Khoa Phẫu thuật thần kinh của Viện Quân y 108, nơi cha ông đang công tác. Năm 1986, ông thi nghiên cứu sinh và được cử đi học tại Viện Phẫu thuật Thần kinh mang tên Burdenko, nơi cha ông đã từng học và bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ Y khoa nhiều năm trước.[4]

Năm 2009, ông được phong hàm Thiếu tướng.[5] Năm 2012, khi đang đảm nhiệm Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[6][7]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ của Phạm Hòa Bình mất vào năm 1987 trong một vụ rơi máy bay quân sự. Hai người có với nhau một người con trai là Phạm Ngọc Minh sinh năm 1981, hiện là bác sĩ quân y – phẫu thuật viên của Khoa Phẫu thuật Hàm-Mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vũ Xuân Dân (19 tháng 9 năm 2014). “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật y học mới vào chẩn đoán, điều trị bệnh”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2021. Truy cập 8 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Quốc Phong (5 tháng 9 năm 2014). “Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Quốc Phong (21 tháng 12 năm 2020). 'Hổ phụ sinh hổ tử': Cha và con đều là Tướng Quân y”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập 8 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2021). Ký ức 108, Tập 3 (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Dân trí. tr. 25. ISBN 978-604-314-474-1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Ban Biên tập (31 tháng 10 năm 2013). “Ba cán bộ của Bệnh viện được phong quân hàm Thiếu tướng”. Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Trương Tấn Sang (14 tháng 2 năm 2012). “Quyết định 182/QĐ-CTN Về việc phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" (PDF). Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Anh Thu; Xuân Dân (24 tháng 2 năm 2012). “Thêm 167 thầy thuốc quân đội được trao danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú". Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập 8 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan