Phạm Hữu Tiệp

Phạm Hữu Tiệp
Trường lớpĐại học quốc gia Moskva
Sự nghiệp khoa học
NgànhLý thuyết nhóm
Lý thuyết biểu diễn
Luận án
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAlexsei Ivanovich Kostrikin

Phạm Hữu Tiệp (sinh 1963 tại Hà Nội[1]) là nhà Toán học Việt Nam, Giáo sư Đại học Rutgers, Hoa Kỳ. Ông là chuyên gia hàng đầu về lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn và đại số Lie[2], nổi tiếng vì giải quyết được nhiều bài toán lớn như giả thuyết của Ore về các nhóm hoàn hảo, giả thuyết độ cao zero của Richard Brauer về độ phức tạp trong việc biểu diễn các đại lượng theo nhóm, và lý thuyết Deligne-Lusztig về vết của ma trận trong lý thuyết biểu diễn nhóm[3].

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hữu Tiệp là cựu học sinh trường Chu Văn An, Hà Nội. Ông tham gia Olympic Toán học quốc tế (IMO) tổ chức tại Anh năm 1979, giành huy chương Bạc.

Năm 1980, ông sang học khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov, Liên Xô cũ. Tốt nghiệp đại học năm 1985, ông làm tiếp nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) năm 1989, rồi luận án tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) năm 1991[4].

Ông sang Mỹ năm 1996 và làm việc từ đó qua nhiều đại học như Ohio, Florida, Arizona.

Năm 2013, ông là hội viên danh dự (fellow) Hội Toán học Hoa Kỳ.[5]

Từ năm 2018 đến nay, ông là giáo sư Đại học Rutgers, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton.

Ông cộng tác cùng M.W. Liebeck, E.A. O'Brien, A. Shalev chứng minh Giả thuyết Ore về các nhóm hoàn hảo, công trình được đăng trên tạp chí của Hội toán học châu Âu năm 2010[6].

Tại Đại hội toán học thế giới (ICM) năm 2018 ở Rio de Janero, ông được mời trình bày ở tiểu ban Đại số. Cùng với Đinh Tiến Cường, ông là người Việt Nam thứ năm được vinh dự mời đọc báo cáo (sectional speaker) tại Đại hội này sau Frédéric Phạm (1970), Dương Hồng Phong (1994), Ngô Bảo Châu (2006, đặc biệt năm 2010 ông là plenary speaker), Vũ Hà Văn (2014).

Xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bài báo

[sửa | sửa mã nguồn]

(xem thêm tại selected papersrecent papers)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Biographies of Candidates 2009 (Tiểu sử các ứng viên năm 2009)” (PDF). Notices of the American Mathematical Society. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  2. ^ “Cựu thí sinh Olympic Toán sở hữu hơn 160 công trình khoa học”. VnExpress. ngày 27 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ MacPherson, Kitta; University, Rutgers. “In double breakthrough, mathematician helps solve two long-standing problems”. phys.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ “Từ HCB Toán quốc tế đến GS trường ĐH Florida”. Tiền Phong. ngày 5 tháng 8 năm 2007.
  5. ^ “List of Fellows of the American Mathematical Society”.
  6. ^ “The Ore conjecture”. Journal of the European Mathematical Society.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là về thời đại bình an. Tại đây mọi người đang bàn tán với nhau về Sukuna. Hắn được mời đến một lễ hội
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc
Nhân vật Anya Forger - ∎ SPY×FAMILY ∎
Nhân vật Anya Forger - ∎ SPY×FAMILY ∎
Một siêu năng lực gia có khả năng đọc được tâm trí người khác, kết quả của một nghiên cứu thuộc tổ chức nào đó
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)