Phạm Thị Ánh Tuyết


Phạm Thị Ánh Tuyết
Sinh1953 (70–71 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Học vịCông nghệ thực phẩm
Sự nghiệp ẩm thực
Phong cách
ẩm thực
Ẩm thực Việt Nam
Nhà hàng hiện tại
    • Nhà hàng Ánh Tuyết (22 phố Mã Mây)
Giải thưởng
    • Hội chợ ẩm thực tại khách sạn Horison (2000)
    • Nghệ nhân dân gian
    • Công dân Thủ đô Ưu tú (2018)

Phạm Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1953)[1] là một nghệ nhân ẩm thực người Việt Nam. Bà được xem là một trong những nghệ nhân và đầu bếp nổi tiếng về ẩm thực Hà Nội. Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thị Ánh Tuyết sinh ra trong một gia đình khá giả có nguồn gốc 7 đời ở phố Cửa Bắc, khu vực phố cổ Hà Nội.[2][3][4] Ngay từ nhỏ, bà đã được giáo dục quy chuẩn của nữ công gia chánh và tích lũy học hỏi những công thức chế biến ẩm thực truyền thống Việt Nam.[3] Lên 8 tuổi, Ánh Tuyết đã được bà ngoại hướng dẫn những việc nhỏ như nhặt rau, vo gạo cho đến những việc như cắt, tỉa củ quả. Bà cũng được chỉ dạy cách lựa chọn nguyên liệu, nêm nếm gia vị, bày biện mâm cỗ. Ánh Tuyết vào bếp để học nấu ăn từ lúc 9 tuổi.[5] Từ đó, bà bắt đầu bén duyên với ngành nghệ thuật ẩm thực.[6]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1980, cuộc sống của bà gặp khó khăn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, bà làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, ngoài giờ làm việc, bà làm thêm giò, chả đem bán tại các cửa hàng thực phẩm ở chợ Hàng Bè.[6]

Vào năm 1990 hoặc năm 2000 tại Hà Nội, Hội chợ ẩm thực lần đầu tiên được tổ chức tại khách sạn Horison (nay là khách sạn Pullman), Ánh Tuyết đã vượt qua nhiều đầu bếp danh tiếng là bếp trưởng của các khách sạn cao cấp để giành giải Nhất với món gà quay mật ong.[3] Đây được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp đối với bà.[3] Sau đó, bà mở một cửa hàng nhỏ vừa kinh doanh vừa giới thiệu vừa quảng bá ẩm thực Hà Nội.[7]

Hơn 40 năm, bà đã mở nhiều lớp dạy nữ công, truyền dạy cách nấu những món ăn truyền thống của người Hà Nội cho nhiều người trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.[3] Trong số đó, nhiều học viên từ các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nam Phi đã đến học nấu món ăn truyền thống Hà Nội do bà giảng dạy.[8] Các học viên tham gia khóa học của bà còn được cấp chứng chỉ về việc đã theo một khóa học về ẩm thực Việt Nam.[9]

Từ thành công của nhà hàng đầu tiên, vào năm 2008, bà mở thêm nhà hàng thứ hai cũng mang thương hiệu Nhà hàng Ánh Tuyết tại số 22 phố Mã Mây.[3] Vào Tết Nguyên đán năm 2009, bà hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện một cầu truyền hình về ẩm thực Tết từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.[10]

Tại APEC Việt Nam 2017 diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2017, bà là người được giao nhiệm vụ nấu ăn thết đãi 21 nguyên thủ quốc gia.[11][12] Trong vòng 6 tháng chuẩn bị, bà đã phải tính toán để nấu được những món ăn ngon nhất, làm hài lòng 21 nguyên thủ đến từ 21 văn hóa khác nhau.[13] Trong sự kiện này, cả bà và hai người con gái cùng tham gia vào nấu ăn.[14] Bà đã loại bỏ hàng trăm món ăn sang trọng cho đến khi chỉ còn lại 12 thực đơn phù hợp.[15] Phạm Thị Ánh Tuyết đã tuyển 6 món ăn thuần Việt: nem cua bể, nem cuốn rươi, nộm hoa chuối, cá vược hấp ngũ vị, vịt quay da giòn, chè khoai tím.[16]

Ngày 1 tháng 3 năm 2019, bà cũng là một trong ba nghệ nhân nấu ăn của Việt Nam được giao nhiệm vụ thết đãi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.[17] Phạm Thị Ánh Tuyết đã nhận lời tham gia ban giám khảo cuộc thi ''Đi tìm người nấu phở ngon 2020''.[18] Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cũng có lần đầu được trải nghiệm gói bánh chưng dưới sự hướng dẫn của bà.[19] Chính bà và những món ăn đặc sản của Hà Nội đã đến với quốc tế qua các kênh truyền hình nổi tiếng như Discovery Channel, BBC, CNN... Ước tính học trò học nấu ăn của nghệ nhân Ánh Tuyết đã lên đến hàng chục nghìn người và đến từ nhiều quốc gia.[20] Bà cũng được mời làm giám khảo nhiều cuộc thi ẩm thực tại Việt Nam và tham gia các buổi tọa đàm về văn hóa ẩm thực truyền thống, các buổi dạy nấu ăn trên các kênh của đài truyền hình.[21]

Năm 2018, bà được trực tiếp chỉ đạo thực hiện món ăn phục vụ cho 61 phu nhân đại sứ quán tại Khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải.[20] Bà cũng có kế hoạch mở thêm một nhà hàng thứ ba tại nhà ga cáp treo Bà Nà Hills (Đà Nẵng).[21] Năm 2019, bà là người hướng dẫn nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN (AWCH) trải nghiệm làm bánh gối, bánh trung thu tại nhà mình.[22] Nhiều năm qua, bà đã đón tiếp những đoàn khách trong và ngoài nước đến ăn những món ăn truyền thống của Việt Nam trong chính ngôi nhà của mình.[23]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời điểm được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "nghệ nhân ưu tú", Phạm Thị Ánh Tuyết cũng là nghệ nhân duy nhất trong lĩnh vực ẩm thực được phong tặng danh hiệu "nghệ nhân dân gian".[24] Bà cũng là một trong 10 người được Thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2018.[25][26] Năm 2021, bà được đề cử danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.[27] Tuy nhiên khi được đề cử danh hiệu Nghệ nhân nhân dân thì bà đã không được thông qua vì chưa đủ số phiếu điều kiện.[28]

Phong cách nấu ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong cách nấu ăn cũng như phong cách sống của bà được cho là đặc biệt ảnh hưởng từ lối sống của người Hà Nội gốc. Bà cũng thường xuyên nấu ăn với những tập tục mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Hà Nội xưa.[29][30][31] Bà cũng cho biết cỗ Tết theo tục lệ cổ tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình mà bày cỗ, nên không theo một quy tắc, một yêu cầu cố định nào cả.[32] Với vai trò là một nghệ nhân ẩm thực dân gian, bà đặc biệt coi trọng việc nấu ăn trong ngày Rằm tháng Giêng.[33][34] Về ẩm thực Việt Nam, Ánh Tuyết cho biết quan điểm của mình rằng món phở là linh hồn.[18]

Nghệ nhân Ánh Tuyết thường nấu những món ăn bằng nước mắm được làm theo phương pháp truyền thống: phải nặng mùi đặc trưng, đậm đà vị mặn nhưng ngọt hậu. Bà cũng cho biết nước mắm bản thân bà ăn phải nặng mùi.[35] Cũng có dịp bà đảm nhận nhiệm vụ bếp trưởng cho tiệc chiêu đãi của ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội với đối tác nước ngoài. Trong những tiệc chiêu đãi như vậy, bà thường "đề cao sự chu đáo, tỉ mỉ".[10]

Bà cũng bày tỏ việc hiện nay mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội đã không còn giữ được nhiều giá trị truyền thống như xưa, cũng như vấn đề làm ẩm thực một cách vội vã, công nghiệp hóa.[36]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thị Ánh Tuyết được báo chí phong là "đệ nhất ẩm thực Hà Thành" khi bà có công sức gìn giữ tinh hoa ẩm thực Hà Nội, cũng như việc nắm giữ những bí quyết nghề nghiệp của nhiều làng nghề nổi tiếng.[37][38] Bà cũng được xem là người "truyền lửa" niềm đam mê với văn hóa ẩm thực Hà Nội.[7] Đầu bếp Anthony Bourdain, người đưa Tổng thống Mỹ Barack Obama đi ăn món bún chả sang thăm Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giới thiệu nghệ nhân Ánh Tuyết với món gà quay mật ong và lời khen của ông dành cho bà là "Món gà quay ngon nhất thế giới".[39]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hà Nội: Đề cử 10 gương mặt công dân Thủ đô ưu tú năm 2018 - Nghệ nhân Ưu tú ẩm thực Việt Nam Phạm Thị Tuyết”. TTXVN. 6 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Hữu Lộc (3 tháng 9 năm 2021). “Hương vị thời xa vắng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Hương Thủy (13 tháng 7 năm 2021). "Đệ nhất ẩm thực Hà Thành" Ánh Tuyết được đề nghị xét tặng Nghệ nhân nhân dân”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ Hồng Anh (30 tháng 12 năm 2016). “Học nấu ăn cùng nghệ nhân Ánh Tuyết”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ Bích Vân (11 tháng 2 năm 2018). “Thổi hồn Việt vào quốc yến”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b Ngân Hà (4 tháng 11 năm 2019). “Nghệ nhân ưu tú Ánh Tuyết: Gìn giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành”. Cổng thông tin Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b Minh Anh (22 tháng 11 năm 2020). “Người "truyền lửa" tình yêu với văn hóa ẩm thực Hà Thành”. Báo Chính Phủ - trang thông tin Thủ Đô Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Lương Hằng (11 tháng 3 năm 2020). “Chuyên gia ẩm thực chia sẻ cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống dịch Covid-19”. Báo Lao động thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ Mai Thanh (5 tháng 3 năm 2020). “Không gian ẩm thực giữa lòng phố cổ”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ a b Hà Minh (14 tháng 2 năm 2015). “Đầu bếp 'đệ nhất Hà thành'. nongnghiep.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “Để nấu ngon như 'đầu bếp nguyên thủ', đừng bỏ qua 2 bí quyết sau”. Báo Thanh Niên. 22 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ Phúc An (13 tháng 2 năm 2018). “Gặp người nấu ăn cho các nguyên thủ/lãnh đạo APEC”. Báo Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ Xuân Quỳnh (14 tháng 12 năm 2018). “Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Ánh Tuyết: Ẩm thực Tràng An có một nét đẹp rất riêng”. Báo Quân đội Nhân dân - chuyên trang Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “Ba mẹ con cùng nấu tiệc trưa cho các nhà lãnh đạo APEC”. Báo Sức khỏe & Đời sống. 13 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ Nha Trang (14 tháng 8 năm 2019). “Nghệ nhân Ánh Tuyết - người lưu giữ và quảng bá hương vị truyền thống”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ Giang Di Linh (31 tháng 8 năm 2019). “Thực đơn yến tiệc thết đãi nguyên thủ quốc gia có gì đặc biệt?”. ZingNews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ Xuân Mai (2 tháng 3 năm 2019). “Người giữ hồn cốt ẩm thực Hà Nội nấu Quốc yến tiếp ông Kim Jong-un”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ a b Ngọc Diệp (8 tháng 11 năm 2020). “Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết: Phở là linh hồn của ẩm thực Việt”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ Quý Đoàn. “Đại sứ Mỹ gói bánh chưng đẹp khiến nghệ nhân Ánh Tuyết ngạc nhiên”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ a b Vân Nga (24 tháng 6 năm 2021). “60 năm giữ lửa ẩm thực Hà Thành”. BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ a b Thanh Nga (8 tháng 3 năm 2019). “Nữ doanh nhân - nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Ánh Tuyết: Khát vọng lan tỏa tinh hoa ẩm thực Hà Nội”. Báo Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  22. ^ Nguyễn Hồng (22 tháng 10 năm 2019). “Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN trải nghiệm làm bánh gối, bánh trung thu”. Báo Thế giới và Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ Ngô Bá Lục (14 tháng 2 năm 2018). “GÓC KHUẤT: Nghệ nhân Ánh Tuyết 'ăn Tết thật vui, nhưng đừng quá đà!'. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ Gia Phúc (5 tháng 2 năm 2018). “Giữ nét tinh hoa của ẩm thực Hà thành”. nguoihanoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  25. ^ Đỗ Hòa (20 tháng 10 năm 2018). “Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: Đầu bếp của những chính khách”. Tạp chí điện tử Hải quan Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  26. ^ “Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết - Người lưu giữ hồn Việt trong món ăn”. Đài tiếng nói Việt Nam. 25 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  27. ^ Hà Tùng Long (15 tháng 7 năm 2021). “Ánh Tuyết được đề nghị xét tặng Nghệ nhân nhân dân”. danviet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  28. ^ Trinh Nguyễn (16 tháng 10 năm 2018). “Nghệ nhân xuất sắc 'trượt' danh hiệu vì chất lượng hội đồng?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  29. ^ “Chuyện về mâm cỗ Tết Hà Nội”. Đại đoàn kết. 11 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  30. ^ Tú Minh (30 tháng 1 năm 2022). “Mâm cỗ Tết sẽ vẫn luôn trọn vẹn vị truyền thống”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  31. ^ Phương Thảo (30 tháng 1 năm 2019). “Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: nấu ăn là nêm nếm cái tình...”. VnEconomy. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  32. ^ Hồng Minh (1 tháng 3 năm 2018). “Người nấu ăn cho quan khách APEC 2017”. Báo Dân tộc và Phát triển. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  33. ^ Nguyên Linh (2 tháng 3 năm 2018). “Nghệ nhân Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  34. ^ Hà Phương (24 tháng 2 năm 2021). “Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  35. ^ Hà Thúy Phương (12 tháng 3 năm 2019). “Chuyên gia ẩm thực Ánh Tuyết: Nước mắm tôi ăn phải nặng mùi”. danviet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  36. ^ Minh Anh – Hạnh Thúy (27 tháng 8 năm 2014). “Phố cổ bây giờ ít quán ngon | Xã hội”. Báo Xây dựng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  37. ^ Ngọc Hân (13 tháng 7 năm 2021). “Đệ nhất ẩm thực Hà thành" Ánh Tuyết được đề nghị xét tặng Nghệ nhân Nhân dân”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  38. ^ Trịnh Phương Uyên (12 tháng 7 năm 2021). “Nghệ nhân Ánh Tuyết – "đệ nhất ẩm thực Hà thành" được đề nghị xét tặng Nghệ nhân Nhân dân”. Báo Kinh tế đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  39. ^ Quỳnh Hoa (30 tháng 1 năm 2019). “Hồn cốt món ăn truyền thống chính là hương vị”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Daily Route hay còn gọi là hành trình bạn phải đi hằng ngày. Nó rất thú vị ở những ngày đầu và rất rất nhàm chán về sau.
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Thread này sẽ là sự tổng hợp của tất cả những mối liên kết kì lạ đến Thiên Không Childe có mà chúng tôi đã chú ý đến trong năm qua
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013