Phạm Thị Nghiêu

Phạm Huệ phi
范惠妃
Lê Thái Tổ Phi
Thông tin chung
Mất1441
Lam Kinh
Phu quânLê Thái Tổ
Hậu duệkhông có
Tên húy
Phạm Thị Nghiêu
Tước hiệuHuệ phi
Hoàng tộcNhà Lê

Phạm Thị Nghiêu (chữ Hán: 范惠妃; ? - 1441) là phi tần của vua Lê Thái Tổ trong lịch sử Việt Nam.

Không rõ Phạm Thị Nghiêu làm vợ Lê Lợi từ thời gian nào và quê quán bà ở đâu. Khi khởi nghĩa Lam Sơn mới nổ ra, bà bị tướng nhà Minh là Mã Kỳ bắt. Theo sách Lam Sơn thực lục, năm 1418 Lê Lợi bị viên phụ đạo tên là Ái phản bội, dẫn quân Minh vào đánh úp nên bị thua trận, gia quyến bị bắt[1][2][3]. Tuy nhiên không rõ Phạm Thị Nghiêu có ở trong số những người bị bắt trong trận này hay không.

Sau đó, bà được quân Minh tha về.

Lê Lợi lên ngôi vua, không thấy sử chép về danh hiệu phong cho Phạm Thị Nghiêu. Đến khi Lê Thái Tông lên ngôi (1433) mới tôn bà làm Huệ phi[4].

Do nghe theo một số quan lại trong triều, Phạm Huệ phi có ý định phế lập, nhưng mưu bị bại lộ. Lê Thái Tông thấy bà đã già, bèn cho về Lam Kinh trông Vĩnh Lăng - nơi an táng Lê Thái Tổ.

Phạm Thị Nghiêu mang lòng oán trách, thường nói ra lời bất mãn. Người hầu gái bèn đi tố cáo. Lê Thái Tông nổi giận bèn sai đình thần luận tội rồi hạ lệnh ép bà tự sát vào năm 1441[5].

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử quán triều Hậu Lê (1697). Ngô Sĩ Liên; Vũ Quỳnh; Phạm Công Trứ; Lê Hy; Nguyễn Quý Đức (biên tập). Đại Việt sử ký toàn thư.
  • Ngô Sĩ Liên (2017). Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu dịch . Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 9786046997566.
  • “Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ quyển 11”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  • Lê Quý Đôn (2013). Đại Việt thông sử. Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. ISBN 9786041013988.
  • Lê Quý Đôn (1759). Đại Việt thông sử (PDF). Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính (1987). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  • Nguyễn Trãi (1956). Lam Sơn thực lục (PDF). Tân Việt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Trãi 1956, tr. 9, Quyển 1
  2. ^ Ngô Sĩ Liên 2017, tr. 258 (xuất bản), 326 (online), Bản kỷ - Quyển 10
  3. ^ Sử quán triều Hậu Lê 1697, tr. 3a, Bản kỷ toàn thư - Quyển X
  4. ^ Lê Quý Đôn 1759, tr. 120 (xuất bản), 82b (bản gốc)
  5. ^ Lê Quý Đôn 1759, tr. 121 (xuất bản), 83a (bản gốc)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
Nhiều người sở hữu làn da dầu không biết rằng họ vẫn cần dùng kem dưỡng ẩm, để cải thiện sức khỏe tổng thể, kết cấu và diện mạo của làn da
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Renner thì đã quá nổi tiếng với sự vô nhân tính cùng khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh và là kẻ đã trực tiếp tuồng thông tin cũng như giúp Demiurge và Albedo
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật