Phụng vụ các giờ kinh

Các tu sĩ dòng Xitô cử hành phụng vụ các giờ kinh tại đan viện Heiligenkreuz, bang Hạ Áo

Phụng vụ các giờ kinh (tiếng Latinh: Liturgia Horarum) hay kinh Thần vụ (tiếng Latinh: Officium Divinum) là một tập hợp kinh nguyện Công giáo được chia làm các giờ kinh của Giáo hội Latinh, có chức năng "quy định các giờ mỗi ngày và thánh hóa chúng bằng kinh nguyện".[1] Theo Giáo hội Latinh, phụng vụ các giờ kinh là lời cầu nguyện mang tính bí tích của Giáo hội cùng với Đức Giêsu Kitô: Người không ngừng cầu nguyện và tôn vinh Đức Chúa Cha thông qua lời cầu nguyện của Giáo hội. Phụng vụ các giờ kinh còn là một thuật ngữ được dùng để gọi các giờ kinh của Kitô giáo phương Tây và phương Đông, cụ thể là trong các nghi lễ của Giáo hội Latinh (trước Công đồng Vaticanô II),[2] và là thuật ngữ chính thức để gọi các giờ kinh mà Giáo hội Latinh đưa vào sử dụng từ năm 1971.[3] Trước năm 1971, hình thức mà Giáo hội Latinh sử dụng tương tự với phụng vụ các giờ kinh là Breviarium Romanum (Kinh nhựt tụng Rôma), được xuất bản năm 1568 và hiệu đính năm 1962.

Phụng vụ các giờ kinh, được cử hành vào một số giờ cầu nguyện cố định, có thành phần chính là các thánh vịnh, được bổ trợ bởi thánh ca, bài đọc, lời cầu nguyện cùng với điệp ca. Phụng vụ này cùng với Phụng vụ Thánh Thể cấu thành nên lời cầu nguyện công khai của Giáo hội Công giáo. Kitô hữu thuộc cả hai truyền thống phương Đông và phương Tây (bao gồm các giáo hội Công giáo Latinh, Công giáo Đông phương, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương, giáo hội phương Đông Assyria, hội thánh Tin Lành Luther, Anh giáo cùng một số hội thánh Tin Lành khác) đều cử hành phụng vụ vào các giờ kinh dưới nhiều hình thức và tên gọi. Nhờ đó việc hát hoặc đọc tụng phụng vụ các giờ kinh trở thành nền tảng của việc cầu nguyện đối với đời sống tu trì, trong đó một số dòng đan sĩ và dòng khất sĩ áp dụng những biến thể của phụng vụ các giờ kinh và kinh nhật tụng Rôma mà dòng tu tạo ra qua thời gian.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ United States Conference of Catholic Bishops. "Liturgy of the Hours". Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ Br. Sam Joutras, O.S.A. (ngày 13 tháng 11 năm 2018). "Why We Pray the Liturgy of the Hours". Augustinian Vocations. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ "The General Instruction of the Liturgy of the Hours" (PDF). Congregation for Divine Worship. 1971. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Làm chủ thuật toán đồ thị - Graph: cẩm nang giải các dạng bài đồ thị trong DSA
Làm chủ thuật toán đồ thị - Graph: cẩm nang giải các dạng bài đồ thị trong DSA
Bạn có gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán về đồ thị trong hành trình học Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (DSA)?
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.