Phimeanakas

Phimeanakas
Map
Tên
Tên chính xácĐền Phimeanakas tại Angkor Thom
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựngcuối thế kỷ 10 sau CN
Người xây dựngRajendravarman II

Phimeanakas (Đền trời) tại Angkor, Campuchia là một ngôi đền Hindu theo phong cách Khleang được xây cuối thế kỷ 10, trong thời kỳ trị vì của vua Rajendravarman II (941-968), sau đó được xây lại vào thời Suryavarman II theo hình dạng một kim tự tháp có 3 tầng. Trên đỉnh kim tự tháp này có một tháp lớn trên cùng, tương truyền nó có một tháp làm bằng vàng là nơi nghỉ đêm của vua cùng với rắn thần.

Theo truyền thuyết, nhà vua đã trải qua ca canh gác đầu tiên mỗi đêm với một cô gái Naga trong ngôi tháp và kể cả hoàng hậu cũng không được đi vào đây. Chỉ có ca gác thứ hai thì nhà vua mới quay về cung với hoàng hậu. Nếu Naga là một chủ đất tối cao của đất Khmer không đến một đêm, nếu nhà vua không có mặt, tai họa sẽ giáng lên vùng đất của ông[1].

Miêu tả đền

[sửa | sửa mã nguồn]
Một Naga

Đền nằm ở cổng ra của cổng Chiến Thắng trong khu quần thể của Kinh thành Angkor Thom.

Cung điện hoàng gia Phimeanakas, nay hầu như chỉ là bãi đất trống nằm giữa một số tường thành còn sót lại. Trong khu hoàng gia còn hai hồ nước lớn gọi là Srah SreiSrah Bros nơi xưa kia vua, cung nữ trầm mình tắm. Châu Đạt Quan đã viết về cung điện hoàng gia như sau (9): "Ở đây có một tháp vàng (Phimeanakas), trên lầu cao nhất của tháp là nơi nhà vua ngủ. Mọi người dân ở đây cho là trên tháp đó có hồn của một con rắn chín đầu. Rắn này là chủ của tất cả đất đai trên xứ sở. Hồn rắn xuất hiện nữa đêm dưới dạng một người đàn bà. Chính với hồn rắn này mà nhà vua ngủ và kết hợp chung".

Độ cao của đền trung bình cao 35 m, ngang 28 m, hình ảnh chúng ta thấy bên phải màn hình được xem là đền trung tâm, nếu tính luôn chân tháp có khi lên đến 40 m.

Tương truyền rằng chính những bậc thang đi lên này mà hằng đêm, nhà vua đã leo lên để ngủ cùng với rắn thần Naga.

Tại cung điện hoàng gia, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phiến đá tạc tiếng Phạn kể về sự nghiệp của vua Jayavarman VII như sau. Lúc thiếu thời, khi Jayavarman VII mang quân đi đánh Champa, thì cha mất. Vua Yasovarman II lên ngôi, nhưng bị Tribhuvanaditya chiếm ngôi. Ông trở về đợi lúc có thời cơ để phục hồi ngôi vua. Khi Champa mang binh đánh phá Angkor và tiêu diệt Tribhuvanaditya, ông tự xưng là vua và khởi nghĩa chống lại Champa. Cuộc chiến với Champa rất là gay go qua nhiều trận đánh và cuối cùng toàn thắng giải phóng đất nước. Sau đó, Jayavarman VII trả thù mang quân đánh Champa, Champa bại trận và trở thành một tỉnh của Đế chế Khmer. Đây là khúc quanh lớn trong lịch sử của cả Champa và Khmer. Ở BayonBanteay Chmar có các điêu khắc về cảnh thủy chiến với Champa rất sống động. Banteay Chmar khoảng 150 km về phía tây bắc Angkor gần biên giới Thái Lan hiện nay, được Jayavarman VII xây dựng tưởng niệm con ông và bốn tướng lãnh hy sinh đánh Champa. Banteay Chmar có kiến trúc tương tự như Bayon với tháp bốn mặt, nằm trên con đường lộ xưa nối liến Angkor với Phimaicao nguyên Khorat (nay thuộc Thái Lan).

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm trong khu quần thể Angkor Wat thế nhưng đền rất ít du khách biết đến bởi vẻ hoang tàn và đổ nát cộng với các tuyệt tác của đền hầu như đã bị trộm cắp và bị thiên nhiên tàn phá. Việc trùng tu đền gặp nhiều trở ngại hềt sức khó khăn bởi các tư liệu về đền hầu như không còn. Đền chỉ thích hợp với khách lưu lại đền dài ngày bởi đền nằm xa khu trung tâm và những gì còn sót lại của đền không hấp dẫn như các công trình khác.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phan Minh Châu, Cùng bạn khám phá thế giới - Sapaco Tourist
  • Phan Minh Châu, Di tích Angkor trên đất Thái Lan và Lào - Sapaco Tourist
  • Michael Freeman Claude Jacques, Ancient Angkor, River Books Ltd., Bangkok
  • Guide to Khmer temples in Thailand and Laos, Michael Freeman, River Books Ltd, Bangkok
  • Prehistoric Thailand, Charles Higham and Rachanic Thosarat, River Books Ltd, Bangkok
  • Glaize, Maurice (2003 edition of an English translation of the 1993 French fourth edition)
  • The Monuments of the Angkor Group. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2005.
  • Gray, Denis D. (ngày 15 tháng 1 năm 1998). Nations' trials meant to prevent errors during restoration of Angkor. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Gunther, Michael D. (1994). Art of Southeast Asia Accessed ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Higham, Charles (2001). The Civilization of Angkor. Phoenix. ISBN 1-84212-584-2
  • World Monuments Fund. World Monuments Fund at Angkor Accessed ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Coedès, George. Pour mieux comprendre Angkor (Hanoi: Imprimerie D'Extrême-Orient, 1943), esp. Ch.6, "Le mystère du Bayon," pp. 119–148
  • Freeman, Michael and Jacques, Claude. Ancient Angkor. River Books, 1999, pp. 78 ff. ISBN 0-8348-0426-3
  • Glaize, Maurice. The Monuments of the Angkor Group. Translated into English from the French, revised 1993 and published online at theangkorguide.com. (The link takes you directly to the section of this work having to do with Angkor Thom and the Bayon.)
  • Rovedo, Vittorio. Khmer Mythology: Secrets of Angkor (New York: Weatherhill, 1998), pp. 131 ff
  • JSA Bayon Master Plan Accessed ngày 17 tháng 5 năm 2005
  • JSA Bayon Symposia Accessed ngày 17 tháng 5 năm 2005

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chu Đại Quan, Phong tục Cao Miên

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan