Jayavarman VII | |
---|---|
Vua Khmer | |
Tượng Jayavarman | |
Tại vị | 1181 - 1215 (?) |
Tiền nhiệm | Yasovarman II |
Kế nhiệm | Indravarman II |
Thông tin chung | |
Sinh | 1181? |
Mất | 1220? |
Phối ngẫu | Indradevi Jayacharadevi (em của Indradevi) |
Thân phụ | Dharanindravarman II |
Thân mẫu | Sri Jayarajacudamani |
Tôn giáo | Phật giáo |
Jayavarman VII (1181? - 1220?) là vua của Đế quốc Khmer (1181-1215?), ngày nay là Campuchia. Ông là con trai của Dharanindravarman II (trị vì 1150-1160) và Sri Jayarajacudamani. Ông đã cưới Jayarajadevi và sau khi bà qua đời ông cưới chị gái bà là Indradevi. Người ta cho rằng hai người phụ nữ này đã truyền cảm hứng lớn cho ông, đặc biệt là lòng mộ đạo của ông đối với Phật giáo. Trước đó chỉ có một vị vua khác của Đế quốc Khmer là một Phật tử. Ông là người đã cho xây dựng nhiều đền đài như Ta Prohm, Preah Khan, Angkor Thom và Bayon.
Jayavarman có lẽ đã trải qua tuổi trẻ ở một nơi xa kinh đô Angkor. Có lẽ ông đã ở với những người Chăm ở khu vực ngày nay là miền Trung Việt Nam. Người Chăm và người Khmer có chung các tôn giáo như Phật giáo và Bà-la-môn giáo cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tôn giáo là tiếng Phạn.
Năm 1177, người Chăm xâm chiếm Campuchia[1] trong trận thủy chiến Tonlé Sap. Năm 1177, người Chăm đã bất ngờ tấn công kinh đô Khmer bằng đội thuyền đi ngược dòng sông Mê Kông, qua hồ Tonlé Sap và ngược lên sông Siem Reap. Người Chăm đã cướp bóc thủ đô Khmer Yasodharapura và giết chết vua Khmer. Cũng năm 1178, Jayavarman nổi bật nhờ lãnh đạo quân đội Khmer đánh đuổi người Chăm, lúc này ông có thể đã đến độ tuổi lục tuần. Ông đã dẹp loạn các phe phái tại kinh đô và lên ngôi vua. Vào thời kỳ đầu trị vì, ông có lẽ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của người Chăm, dẹp một cuộc nổi loạn và xây lại kinh đô Angkor. Năm 1191, ông đã chiếm được kinh đô của Champa.
Là vị vua nổi tiếng nhất của người Khmer và là vị vua xây dựng nhiều đền đài nhất thời Angkor. Các công trình xây dựng dưới thời ông là: Ta Prohm, Preah Khan, Jayatataka Baray,Neak pean, Ta Som, Ta Nei, Banteay chhmar, Angkor Thom, Prasats Chrung, Bayon, Sân Voi, Ta Prohm Kel,Hospital Chapel, Krol Kô, Srah Srang, Royal Place.
Trong số những ngôi đền đó, nổi tiếng hơn cả là kinh thành Angkor Thom với đền Bayon là sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc.
Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Đến 50 tuổi, thấy đất nước quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm dày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.
Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệu miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Cherma. Sau khi hoà bình được lập lại Jayavarman VII lên ngôi, lúc này ông khoảng 50 tuổi. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxôdarapura.
Bản văn bia có thuật lại với những lời lẽ rất nên thơ "Buổi lễ đang quang của vua Jayaraman VII tổ chức năm 1181, bốn năm sau ngày thất thủ kinh đô, kinh thành Yaxodarapura giống như một cô thiếu nữ hiền hậu, xứng dôi vừa lứa với người yêu của mình, nhiệt tình và say đắm, được trang trí bằng một toà lâu đài dát vàng ngọc với những dãy thành quách bao bọc như một dãi lụa che thân: cô thiếu nữ đó được nhà vua cưới để tạo ra hạnh phúc cho muôn loài trong một buổi lễ huy hoàng, dưới đài vinh quang sáng chói."
Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ. Được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13 như là đền chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ấn Độ giáo như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang Đại thừa vì các vua đời trước nối nghiệp vua Suryavarman II theo Ấn Độ giáo, người xây dựng Angkor Wat đã để quân Chiêm Thành đánh bại. Sau khi Jayavarman VII chết, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo Nguyên thủy, đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Nhiều khoảng tường công trình vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa. Có lẽ bị bỏ dở khi vua Jayavarman VII qua đời.
Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2, 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái baroque, trong khi Angkor thuộc phái cổ điển.
Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quán Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sanh và che chở cho đất nước.
Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp bề 140 m và bề 160 m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại còn hẹp hơn với kích thước 70 m × 80 m; khác với Angkor Wat, người ta phải trầm trồ với quy mô to lớn và thoáng rộng của nó. Từ xa nhìn vào Bayon rải dài theo chiều ngang như một đống đá lổn chổn muốn vươn lên trời cao.
A fictionalised account of the life of Jayavarman VII forms the basis of one thread of Geoff Ryman's 2006 novel The King's Last Song.