Pinedjem II / Pinudjem II | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Pinedjem II dâng lễ thần Osiris. Bức họa từ cuộn giấy cói Quyển sách của cái chết. | ||||||||||||||||||||||||
Đại tư tế của Amun tại Thebes | ||||||||||||||||||||||||
Vương triều | k. 990–969 TCN (song song với Vương triều thứ 21) | |||||||||||||||||||||||
Tiên vương | Smendes II | |||||||||||||||||||||||
Kế vị | Psusennes III | |||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||
Hôn phối | Isetemkheb D, Neskhons | |||||||||||||||||||||||
Con cái | Psusennes II và nhiều người con khác | |||||||||||||||||||||||
Cha | Menkheperre | |||||||||||||||||||||||
Mẹ | Isetemkheb C |
Pinedjem II, hoặc Pinudjem II, là một Đại tư tế của Amun tại Thebes trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông là người cai trị trên thực tế của Thượng Ai Cập trong khoảng từ năm 990 đến 969 TCN, song song với 3 vị Pharaon ở Hạ Ai Cập: Amenemope, Osorkon Già và Siamun.
Pinedjem II kế vị người anh em là Smendes II, người chỉ cai trị được khoảng 2 năm. Sau đó, Pinedjem II được Psusennes III kế vị.
Pinedjem II là con trai của Menkheperre, một Đại tư tế của Amun đã cai trị toàn bộ Thượng Ai Cập trước đó, và với công chúa Isetemkheb C, con gái của Pharaon Psusennes I[1][2]. Psusennes I và Menkheperre lại là anh em ruột với nhau (đều là con của Pinedjem I), tức Menkheperre đã lấy cháu gái của mình làm vợ. Pinedjem II có hai người vợ được chứng thực rõ ràng, là:
Pinedjem II tự nhận là con trai của Đại tư tế Pinedjem I, theo một vài dòng văn tự cổ, nhưng đó có thể chỉ là một phép ẩn dụ nhằm ám chỉ việc kế thừa vị trí Đại tư tế hợp pháp của ông[1].
Xác ướp của Pinedjem II và 2 người vợ cũng được phát hiện trong ngôi mộ DB320 tại Deir el-Bahari[7][8]. Dựa trên một mảnh vỡ bằng đá vôi tại Karnak, Pinedjem II mất vào năm trị vì thứ 10 của vua Siamun[1][9].