Đại tư tế của Amun

Đại tư tế của Amun
bằng chữ tượng hình
R8U36T8nimn
n
N5

Đại tư tế của Amun, hay Đệ nhất Tiên tri của Amun, là một danh hiệu có cấp bậc cao nhất được phong cho những tư tế của thần Amun, vị thần tối cao trong văn hóa Ai Cập cổ đại[1]. Danh hiệu này xuất hiện sớm nhất là vào đầu thời kỳ Tân vương quốc, tức là vào đầu Vương triều thứ 18.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông qua việc sùng bái thần Amun bởi những vị quốc vương Ai Cập, các tư tế của dần nắm trong tay nhiều quyền hành dưới thời Vương triều thứ 18. Do Amun được xem là vị thần bảo hộ của cả thành phố Thebes, nên chức danh này còn được gọi là Tư tế của Amun tại Thebes. Chức tư tế của Amun tại Thebes được phân thành 4 bậc từ cao đến thấp như sau[2]:

  • Đại tư tế của Amun, hay Đệ nhất Tiên tri của Amun.
  • Đệ nhị Tư tế của Amun, hay Đệ nhị Tiên tri của Amun.
  • Đệ tam Tư tế của Amun, hay Đệ tam Tiên tri của Amun.
  • Đệ tứ Tư tế của Amun, hay Đệ tứ Tiên tri của Amun.
Đại tư tế, lãnh chúa Herihor và vương phi Nodjmet.

Trong thời kỳ Amarna, là giai đoạn mà Pharaon Akhenaten cai trị, các tư tế của Amun bị hạn chế quyền hành rất nhiều, do vị vua này chỉ tôn sùng duy nhất thần mặt trời Aten. Một tư tế hiếm hoi được ghi nhận dưới thời kỳ này là Maya. Sau khi Akhenaten băng hà, con trai ông là Pharaon Tutankhamun mới khôi phục lại giáo phái đa thần như trước. Từ thời Pharaon Ramesses II, nhiều tể tướng trong triều được chỉ định kiêm luôn cả chức Tư tế của Amun[3]. Vào cuối thời kỳ Tân vương quốc, quyền lực của các Đại tư tế dần trở nên mạnh mẽ, lấn lướt cả các Pharaon. Bằng chứng là việc Đại tư tế Ramessesnakht đã nắm quyền từ thời Ramesses IV đến thời Ramesses IX. Con trai ông, Amenhotep, kế nhiệm cha mình và đã xảy ra mâu thuẫn với Phó vương của Kush, Pinehesy. Pinehesy đã đánh đuổi Amenhotep về phía bắc và bao vây toàn bộ Thebes.

Sau thời kỳ này, tướng HerihorPiankh (được nghĩ là có mối quan cha vợ-con rể) đã đảm nhận danh hiệu Đại tư tế của Amun vào khoảng năm thứ 19 của Ramesses IX (khoảng năm 1080 TCN), đánh dấu sự trỗi dậy của các Đại tư tế từ đó. Hậu duệ của Piankh sau đó đã giành quyền kiểm soát toàn bộ Thượng Ai Cập, đồng cai trị với các Pharaon Vương triều thứ 21Hạ Ai Cập. Tuy nhiên, họ không được xem là một triều đại độc lập với các đặc quyền của một Pharaon, và khoảng năm 943 TCN, sự ảnh hưởng của các tư tế Amun dần suy giảm.

Hậu duệ của Đại tư tế Piankh có hai người trở thành quốc vương của Ai Cập trong thời kỳ Vương triều thứ 21, là Pharaon Psusennes I, con của Đại tư tế Pinedjem I, và Psusennes II, con của Đại tư tế Pinedjem II.

Các tư tế được ghi nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đá vôi của Senenu, Đại tư tế của Amun vào cuối thời kỳ Vương triều thứ 18 (Bảo tàng Brooklyn).

Tân Vương quốc (Vương triều thứ 18 - 20)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Tư tế của Amun Pharaon Vương triều
Thuty
Minmontu
Ahmose I Vương triều thứ 18
Hapuseneb Hatshepsut Vương triều thứ 18
Menkheperreseneb I
Menkheperreseneb II
Thutmose III Vương triều thứ 18
Amenemhat
Mery
Amenhotep II Vương triều thứ 18
Ptahmose
Meryptah
Amenhotep III Vương triều thứ 18
Maya Akhenaten Vương triều thứ 18
Wennefer (hay Parennefer) Tutankhamen
Horemheb
Vương triều thứ 18
Nebneteru Tenry Seti I Vương triều thứ 19
Nebwenenef
Hori
Paser
Bakenkhonsu I
Ramesses II Vương triều thứ 19
Roma-Roy Ramesses II
Merenptah
Seti II
Vương triều thứ 19
Bakenkhonsu II Setnakhte
Ramesses III
Vương triều thứ 20
Ramessesnakht Ramesses IV đến Ramesses IX Vương triều thứ 20
Amenhotep Ramesses IX đến Ramesses XI Vương triều thứ 20
Piankh
Herihor
Ramesses XI Vương triều thứ 20

Chuyển tiếp thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 21

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Tư tế của Amun Pharaon Ghi chú
Pinedjem I Smendes
Amenemnisu
Con rể của Ramesses XI, và là cha của Pharaon Psusennes I.
Masaharta Psusennes I Con của Pinedjem I.
Djedkhonsuefankh Psusennes I Con của Pinedjem I.
Menkheperre Psusennes I
Amenemope
Con của Pinedjem I.
Smendes II Amenemope
Osorkon Già
Con của Menkheperre.
Pinedjem II Osorkon Già
Siamun
Con của Menkheperre.
Psusennes III Siamun Được nghĩ là Pharaon Psusennes II trước khi lên ngôi. Con của Pinedjem II.

Vương triều thứ 22

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Tư tế của Amun Pharaon Ghi chú
Iuput Shoshenq I
Osorkon I
Con của Shoshenq I, và là anh em với Osorkon I.
Shoshenq C Osorkon I Con của Osorkon I.
Iuwelot Osorkon I
Shoshenq II
Takelot I
Con của Osorkon I, và là anh em với Shoshenq II (?) và Takelot I.
Smendes III Takelot I Con của Osorkon I.
Nimlot C Osorkon II Không rõ người tiền nhiệm. Con của Osorkon II.
Takelot II Con của Nimlot C, sau trở thành Pharaon kế vị ông nội là Osorkon II.

Vương triều thứ 23

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Tư tế của Amun Pharaon Ghi chú
Harsiese A Con của Shoshenq C, sáng lập Vương triều thứ 23.
Osorkon III Con của Takelot II, sau trở thành Pharaon kế vị Shoshenq VI.
Osorkon F ? Được cho là con của Pharaon Rudamun, tức cháu nội của Osorkon III.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2010), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Thames & Hudson ISBN 978-0500288573
  2. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Thames & Hudson ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ K.A. Kitchen (1996), Ramesside Inscriptions, Translated and Annotated Translations (quyển III), Nhà xuất bản Wiley ISBN 9780631184270
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan